Trầm cảm tiền mãn kinh cần làm gì?

Nhiều nghiên cứu đã công nhận rằng, phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm tuổi tiền mãn kinh rất cao. Chính vì thế, khi bước vào giai đoạn này, bạn cần chủ động trang bị kiến thức cũng như tìm hiểu về những dấu hiệu tiền mãn kinh để có một sức khỏe tối ưu và tâm lý thoải mái. Vậy bị trầm cảm tuổi tiền mãn kinh uống gì tốt?

Nhiều nghiên cứu đã công nhận rằng, phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm tuổi tiền mãn kinh rất cao. Chính vì thế, khi bước vào giai đoạn này, bạn cần chủ động trang bị kiến thức cũng như tìm hiểu về những dấu hiệu tiền mãn kinh để có một sức khỏe tối ưu và tâm lý thoải mái. Vậy bị trầm cảm tuổi tiền mãn kinh uống gì tốt?

Những điều cần biết về trầm cảm và sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển giao mà bất kỳ người phụ nào cũng phải trải qua. Có người thì giai đoạn này ngắn, qua đi nhẹ nhàng, thoải mái nhưng cũng có người xảy ra sớm, kéo dài, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe, việc làm và hạnh phúc gia đình. Cùng với áp lực trong công việc, chồng con, ngày càng nhiều phụ nữ bị stress kéo dài và mắc hội chứng suy nhược thần kinh, thậm chí rơi vào rối loạn trầm cảm.

Sự thay đổi hormone ở giai đoạn tiền mãn kinh khiến phụ nữ trầm cảm.jpg

Sự thay đổi hormone ở giai đoạn tiền mãn kinh khiến phụ nữ trầm cảm

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi cơ thể bước vào giai đoạn tiền mãn kinh thì lượng estrogen trong cơ thể lên xuống thất thường. Sự thay đổi hormone này được coi là yếu tố then chốt khiến phụ nữ rơi vào trạng thái trầm cảm. Ngoài estrogen, sự thay đổi các loại hormone khác cũng là nguyên nhân dẫn tới trầm cảm như: Bệnh tuyến giáp, tiểu đường và một số vấn đề về chuyển hóa. Trầm cảm liên quan mật thiết tới tình trạng mãn kinh sớm, mối tương tác ngược lại thì bệnh trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mãn kinh sớm.

Cộng hưởng vào sự thay đổi hormone là các yếu tố: Đổ vỡ gia đình, kinh tế khó khăn, con cái hư hỏng, lo lắng nghề nghiệp, bị sang chấn tâm lý,… cũng thúc đẩy nguy cơ khiến trầm cảm phát sinh khó lường.

Dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh

Trầm cảm tuổi tiền mãn kinh cũng có những dấu hiệu giống như trầm cảm, bao gồm 3 triệu chứng chính và 7 triệu chứng phụ.

3 triệu chứng chính gồm:

- Khí sắc trầm.

- Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày.

- Luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm gì.

7 triệu chứng phụ gồm:

- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.

- Giảm cảm giác ăn ngon miệng dẫn đến chán ăn, đôi lúc lại ăn quá nhiều.

- Mất tập trung suy nghĩ, hay quên.

- Cảm thấy tội lỗi, thấy mình vô dụng, không xứng đáng.

- Bi quan khi nhìn vào tương lai.

- Khó khăn trong việc đưa ra các quyết định, tự ti.

- Có ý định hoặc hành vi tự sát.

Trầm cảm, mệt mỏi tuổi tiền mãn kinh.jpg

Trầm cảm, mệt mỏi tuổi tiền mãn kinh

Ngoài mang các dấu hiệu như đã nói ở trên, trầm cảm ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh còn có những nét riêng biệt như:

- Rối loạn vận mạch dẫn tới các cơn bốc hỏa.

- Rối loạn thần kinh gây toát mồ hôi, đánh trống ngực, rối loạn tiêu hóa.

- Rối loạn tiết niệu.

- Có các triệu chứng thần kinh, cơ bắp: Đau vai, chóng mặt, nhức mỏi cơ thể,…

- Gặp các vấn đề về tim mạch.

Cách ngăn ngừa trầm cảm tuổi tiền mãn kinh

Để bước qua giai đoạn tiền mãn kinh một cách nhẹ nhàng, chị em nên chuẩn bị trước tâm lý, kiến thức, đồng thời chủ động phòng tránh trầm cảm bằng cách:

Về chế độ dinh dưỡng

Xây dựng một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ dưỡng chất và lượng calo hàng ngày. Bổ sung các loại khoáng chất, magie, canxi, vitamin vào khẩu phần ăn. Đặc biệt, nên dung nạp một số loại thức ăn có chứa phytoestrogen – đó là đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như: Đậu phụ, cháo đậu nành, canh rau mầm đậu nành,…

Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, món cay nóng, chất kích thích, đồ ăn nhanh. Tránh dùng nhiều vitamin C và muối vào buổi tối.

Ăn uống khoa học giúp phòng ngừa trầm cảm tuổi tiền mãn kinh.jpg

Ăn uống khoa học giúp phòng ngừa trầm cảm tuổi tiền mãn kinh

Về chế độ sinh hoạt

Thiết lập một lối sống lành mạnh và khoa học, ngủ nghỉ đúng giờ. Mỗi ngày cần ngủ 8 tiếng buổi đêm và 30 phút buổi trưa để đảm bảo sức khỏe.

Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi sao cho thoải mái, tránh tối đa áp lực công việc.

Nên chơi ít nhất một bộ môn thể thao, vận động cơ thể để tinh thần được thoải mái và sức khỏe dồi dào.

Tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tập thể, tiếp xúc và giao lưu với bạn bè để giải tỏa căng thẳng, suy nghĩ.

Bình luận

Bài viết nổi bật