Nguyên nhân chính dẫn đến những rối loạn tiền mãn kinh
Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh (khoảng 37 – 45 tuổi), chức năng hoạt động của hệ trục vàng: Não bộ - Buồng trứng – Tuyến yên có dấu hiệu dần suy giảm đáng kể và gặp khó khăn khi sản xuất bộ 3 nội tiết tố nữ, bao gồm progesterone, estrogen và testosterone. Đây cũng được xem là nguyên nhân cốt lõi gây rối loạn tiền mãn kinh, với các biểu hiện thay đổi rõ rệt cả về sức khỏe, sắc đẹp và tâm sinh lý. Ngoài nguyên nhân trên, hiện tượng rối loạn tiền kinh nguyệt cũng có thể bắt nguồn từ chính lối sống và sinh hoạt kém lành mạnh của người phụ nữ.
Suy giảm nội tiết tố nữ là nguyên nhân chính dẫn đến các rối loạn tiền mãn kinh
>>>Xem thêm: Nguyên nhân khô âm đạo ở nữ giới và cách điều trị hiệu quả
Những rối loạn tiền mãn kinh thường gặp ở nữ giới
Hầu hết mọi phụ nữ đều phải trải qua thời kỳ tiền mãn kinh trước khi bước vào mãn kinh thật sự. Các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh thường bắt đầu khoảng một vài tháng hoặc vài năm trước khi chu kỳ kinh nguyệt dừng hoạt động hoàn toàn. Dưới đây là những rối loạn tiền mãn kinh phổ biến nhất ở nữ giới:
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Một trong những triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh điển hình nhất ở phụ nữ là chu kỳ kinh nguyệt không đều. Khi mắc phải tình trạng này, chị em có thể khó xác định được thời gian rụng trứng, lượng máu kinh cũng có thể ra ít hoặc nhiều, kinh nguyệt kéo dài hoặc ngắn hơn trước, thậm chí không có kinh ở một vài chu kỳ.
Rối loạn giấc ngủ
Phụ nữ tiền mãn kinh cũng dễ gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm. Theo nghiên cứu cho biết, nồng độ nội tiết tố nữ estrogen và progesterone suy giảm trong thời kỳ tiền mãn kinh có liên quan mật thiết đến tình trạng rối loạn giấc ngủ. Mặt khác, những triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh như bốc hoả hoặc đổ nhiều mồ hôi về đêm cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, khiến chị em dễ bị tỉnh giấc và khó ngủ trở lại.
Rối loạn giấc ngủ là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh
Bốc hỏa và hay đổ mồ hôi đêm
Một chứng rối loạn tiền mãn kinh thường gặp khác ở nữ giới là hiện tượng bốc hỏa kèm đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm. Theo báo cáo cho thấy, có tới 2/3 phụ nữ tiền mãn kinh trải qua tình trạng này. Những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, bao gồm cảm giác nóng đột ngột (nhất là phần ngực và xung quanh mặt), vã mồ hôi nhiều, mặt/ngực đỏ hoặc tim đập nhanh. Khi cơn bốc hỏa qua đi, chị em có thể cảm thấy hơi ớn lạnh.
Rối loạn chuyển hoá, dễ tăng cân
Ước tính, trong độ tuổi tiền mãn kinh từ 40 trở lên có tới 2/3 phụ nữ bị thừa cân do rối loạn chuyển hóa gây ra. Khi quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể diễn ra chậm hơn bình thường sẽ khiến bạn khó kiểm soát được cân nặng. Mặt khác, nồng độ estrogen giảm khiến chất béo lưu trữ trong cơ thể chuyển từ phần đùi, hông sang vùng bụng. Việc tăng cân quá mức dễ dẫn đến những nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường tuýp 2, cao huyết áp, ung thư vú, các vấn đề hô hấp,…
Thay đổi tâm trạng thất thường hoặc trầm cảm
Theo thống kê, có khoảng 23% phụ nữ tiền mãn kinh đối mặt với những rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm hoặc tâm trạng thay đổi thất thường. Nguyên nhân chính dẫn đến chứng rối loạn tiền mãn kinh này là do sự biến đổi đột ngột của nồng độ hormone estrogen, mang lại những tác động tiêu cực cho hệ thần kinh và não bộ. Hơn nữa, tình trạng mất ngủ kéo dài trong thời kỳ tiền mãn kinh cũng khiến chị em sinh cảm giác lo lắng và dễ mắc bệnh trầm cảm.
Trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng là những rối loạn tiền mãn kinh phổ biến
Rối loạn chức năng tình dục
Ở giai đoạn tiền mãn kinh, nhiều phụ nữ nhận thấy âm đạo có những dấu hiệu thay đổi đáng kể, bao gồm tình trạng khô hạn, đau đớn hoặc quan hệ tình dục khó khăn. Bên cạnh đó, một số chị em cũng cảm thấy giảm đáng kể ham muốn tình dục. Theo nguồn tin được công bố trên tạp chí Archives of Internal Medicine cho biết, khoảng gần 30% phụ nữ tiền mãn kinh có ham muốn tình dục thấp hơn so với những chị em khác do khó đạt được cực khoái khi quan hệ.
Một rối loạn chức năng tình dục khác ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh là tình trạng teo âm hộ do thành âm đạo bị khô, mỏng manh và kém linh hoạt. Tình trạng mất trương lực mô âm đạo cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề như nhiễm trùng âm đạo, tiểu không tự chủ hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Gặp các vấn đề về da
Một trong những tình trạng rối loạn tiền mãn kinh dễ thấy ở nữ giới là làn da khô ráp, dễ bị kích ứng, bầm tím, chảy xệ và mỏng dần. Song song với các triệu chứng này, chị em tuổi tiền mãn kinh cũng có khả năng cao bị nổi mụn trứng cá, phát ban trên da và chậm lành các vết thương ngoài da hơn trước. Hơn nữa, nồng độ estrogen suy giảm kèm theo mất nhiều collagen khiến mức độ đàn hồi của da kém hơn, từ đó hình thành nên các nếp nhăn và mất dần khả năng giữ ẩm của da.
Phụ nữ tiền mãn kinh dễ gặp phải những vấn đề về da như lão hoá sớm, da mất đàn hồi
Thay đổi nồng độ cholesterol
Nồng độ cholesterol trong máu thay đổi bất thường được xem là một chứng rối loạn tiền mãn kinh thường gặp khác ở nữ giới. Khi giảm lượng estrogen, mức cholesterol xấu LDL có xu hướng tăng cao, trong khi lượng cholesterol tốt HDL giảm rõ rệt, góp phần gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.
Chị em nên làm gì để khắc phục sớm các rối loạn tiền mãn kinh?
Các rối loạn tiền kinh nguyệt có thể làm đảo lộn cuộc sống thường ngày và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho nữ giới. Do đó, việc tìm các biện pháp xử lý đúng đắn là chìa khoá cấp bách, giúp phái nữ sớm lấy lại sự khỏe đẹp và tự tin ngay từ bên trong. Để khắc phục hiệu quả rối loạn tiền mãn kinh, bạn có thể tham khảo một số biện pháp hữu ích sau:
Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi khoa học
Một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý có tác động tích cực đến những rối loạn tiền mãn kinh. Vì vậy, chị em nên thiết lập cho mình một lịch trình giúp nâng cao sức khoẻ và chất lượng cuộc sống thông qua những cách sau:
- Cân bằng giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi, giúp giảm stress và lo âu.
- Kiểm soát căng thẳng bằng cách thiền định, tập yoga hoặc nghe nhạc.
- Lựa chọn chế độ ăn ít cholesterol và chất béo, giàu canxi, chẳng hạn như cua, tôm, trứng, sữa,…
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu acid béo omega-3, phytosterols và isoflavone như đậu tương, cá hồi, cá thu,…
- Bổ sung vitamin E hàng ngày giúp cải thiện nội tiết tố và đẩy lùi rối loạn tiền mãn kinh thông qua các thực phẩm như bông cải xanh, bí đỏ, măng tây, hạnh nhân, cá,…
- Hạn chế tối đa tiêu thụ các thực phẩm hoặc gia vị cay nóng nhằm ngăn ngừa cơn bốc hoả.
Hạn chế tối đa tiêu thụ các thực phẩm cay nóng khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh
Tăng cường rèn luyện sức khỏe bằng thể dục thể thao
Bên cạnh việc chú trọng xây dựng chế độ ăn uống khoa học, phụ nữ mắc các rối loạn tiền mãn kinh cũng nên tạo cho mình thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày như nhảy aerobic, đi bộ, bơi lội, chạy bộ,… Những hình thức hoạt động thể chất này không những giúp nâng cao sức đề kháng mà còn giúp cơ thể chống lại hiệu quả hơn các rối loạn ở tuổi tiền mãn kinh.
Điều trị rối loạn tiền mãn kinh bằng một số loại thuốc
Đối với những phụ nữ có các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc sau:
- Hormone thay thế: Bổ sung progesterone và estrogen.
- Thuốc điều trị nội tiết tố: Liệu pháp estrogen khu trú hoặc toàn thân, liệu pháp progesterone kết hợp, liệu pháp nội tiết estrogen, điều trị bằng estrogen kèm/không kèm theo progesterone,…
Tuy nhiên, việc uống các loại thuốc điều trị rối loạn tiền mãn kinh dù là loại nào, thời gian hoặc liều lượng dùng thuốc bao nhiêu thì vẫn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe. Do đó, chị em cần trao đổi kỹ với bác sĩ về lợi ích và những ảnh hưởng ngoài ý muốn mà liệu pháp dùng thuốc mang lại, tránh tự ý uống thuốc mà chưa có sự chỉ định.
Sử dụng thuốc giúp điều trị nhanh chóng các rối loạn tiền mãn kinh nghiêm trọng
Hỗ trợ đẩy lùi rối loạn tiền mãn kinh nhờ sản phẩm thảo dược
Khắc phục các rối loạn tiền mãn kinh bằng sản phẩm bào chế từ thảo dược tự nhiên đang ngày càng nhận được sự quan tâm và tin tưởng của nhiều phụ nữ. Theo giới chuyên gia, dùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị những vấn đề dễ gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh là an toàn, không gây tác dụng phụ và mang lại kết quả cao. Tiêu biểu hơn cả là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ dành cho phái nữ có chứa isoflavone và pregnenolone.
Kết quả nghiên cứu dựa trên lâm sàng tại bệnh viện Từ Dũ đã chứng minh isoflavone (chiết xuất mầm đậu nành) và pregnenolone (chiết xuất củ mài đắng) có tác dụng bổ sung estrogen ngoại sinh cho cơ thể một cách tự nhiên, đồng thời hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, làm chậm lão hoá và chống stress, oxy hóa. Hơn nữa, cả 2 tinh chất này còn có khả năng cải thiện hiệu quả các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh như bốc hoả, khô âm đạo, đau rát khi quan hệ, đổ nhiều mồ hôi,…
Hỗ trợ cải thiện hiệu quả rối loạn tiền mãn kinh bằng sản phẩm chứa isoflavone và pregnenolone
Trong viên uống hỗ trợ đẩy lùi rối loạn tiền mãn kinh còn có sự kết hợp của nhiều thảo dược nổi bật trong đông y như nhàu, đương quy, hà thủ ô và thổ phục linh. Các vị thuốc này được biết đến với công dụng hoạt huyết, điều hoà nội tiết tố, tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và mệt mỏi ở phụ nữ tiền mãn kinh/mãn kinh.
Bài viết trên là những phân tích tổng quan về các chứng rối loạn tiền mãn kinh thường gặp ở phụ nữ. Biết được nguyên nhân của từng tình trạng sẽ giúp chị em có biện pháp khắc phục phù hợp. Ngoài việc thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên kết hợp thêm sản phẩm thảo dược để đẩy lùi các rối loạn tiền mãn kinh được hiệu quả hơn.
Mọi thắc mắc chưa được giải đáp, bạn vui lòng đặt câu hỏi bên dưới để được chuyên gia tư vấn tối ưu.
>>>Xem thêm: Mãn kinh sớm ở phụ nữ có thật sự đáng lo ngại như bạn nghĩ
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/perimenopause/symptoms-causes/syc-20354666
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21608-perimenopause
https://www.healthline.com/health/healthy-sex/i-have-weird-symptoms-with-perimenopause