Những ngày này, chúng tôi luôn nhận được những câu hỏi xoay quanh vấn đề: Rối loạn nội tiết tố nữ uống thuốc gì? Cũng dễ hiểu bởi hiện nay, có hàng ngàn chị em phụ nữ đang phải chịu đựng những cơn bốc hỏa, khô hạn, da nhăn, tóc khô,… do việc rối loạn nội tiết gây ra. Tuy nhiên, nhắc tới thuốc nội tiết, chị em lại tỏ ra e ngại vì biết bao nhiêu người “lợn lành thành lợn què” vì sử dụng thuốc “vô tội vạ”. Vậy đâu mới là giải pháp an toàn?
Rối loạn nội tiết tố nữ - Nỗi ám ảnh của nhiều chị em
Nội tiết tố được ví von như nhựa cây. Người phụ nữ mất cân bằng nội tiết thì khác nào cái cây khô héo! Tuy nhiên, tình trạng này lại gặp phải ở số đông chị em phụ nữ, nhất là trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh.
Rối loạn nội tiết tố khiến “lửa yêu” bị dập tắt
Ở tuổi 35, chị N.T.Hoài (Q9, TP.HCM) đã phải thường xuyên chịu trận với những cơn mất ngủ, chóng mặt, đau đầu. Chị Hoài tâm sự: “Gần 1 năm nay, sức khỏe của tôi bắt đầu giảm sút, da nhăn nheo, xỉn màu. Nó thực sự là nỗi ám ảnh lớn với một trưởng nhóm kinh doanh như tôi”.
Trong khi đó, chị Đ.T.Thảo (Củ Chi, TP.HCM) còn gặp cảnh éo le hơn. Ngoài biến động về ngoại hình, “chuyện ấy” của vợ chồng chị cũng bị “lỗi nhịp”. Chị Thảo thở dài: “Thật tình rất thương ông xã nhưng không biết tại sao đợt này mình lại vậy nữa. Mới 37 tuổi mà cứ như bà già, tình trạng “khô hạn” khiến mình toàn tìm cách trốn tránh, chỉ sợ chồng lại nghĩ mình này nọ, đến khổ!”.
Đó chỉ là 2 trong rất nhiều trường hợp chị em gặp phải khi bị rối loạn nội tiết tố. Theo các chuyên gia, cơ thể phụ nữ có khả năng tiết ra nội tiết tố để duy trì nét đặc trưng của phái đẹp. Nhưng bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, hàm lượng hormone trong cơ thể bị sụt giảm nghiêm trọng hoặc mất cân bằng do cơ quan sản sinh ra chúng (buồng trứng) bắt đầu lão hóa. Lúc này, nhiều người thường tìm đến các loại thuốc nội tiết với mong muốn “lấy lại tuổi xuân”.
Phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố uống thuốc gì thì tốt?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thuốc bổ sung nội tiết tố, thuốc đông – tây y, nội - ngoại. Vậy khi bị rối loạn nội tiết tố nữ uống thuốc gì?
Thuốc tây y
- Thuốc nội tiết tố nữ của Mỹ, Nhật, Úc,… khi uống vào có thể giúp tăng nội tiết tố nữ, giảm các triệu chứng do suy giảm nội tiết gây ra. Tuy nhiên, các thuốc này được bào chế phù hợp với tâm – sinh lý của phụ nữ tại các nước đó, chưa hẳn tốt với người Việt Nam.
- Thuốc nội tiết tố nữ của Việt Nam: Một số thuốc nội tiết được biết tới như thuốc tránh thai, thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung, thuốc kích trứng,…
Ai cũng muốn sử dụng thuốc để đạt được hiệu quả mà không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây thì tác dụng phụ là điều khó tránh khỏi.
Khi sử dụng thuốc nội tiết, đây là phương pháp thay thế hormone. Các loại thuốc hormone sẽ đưa vào vào trong cơ thể để bù đắp lượng hormone bị thiếu hụt. Tuy nhiên, khi bổ sung hormone sẽ khiến cho các bộ phận trong cơ thể, nhất là cơ quan sản sinh hormone tự nhiên sẽ càng giảm sản xuất nội tiết tố, dẫn đến tình trạng khi ngừng thuốc, các cơ quan này bị suy giảm chức năng. Ngoài ra còn nhiều tác dụng phụ khác như: Chóng mặt, buồn nôn, đau đầu,… Đây đều là những tác dụng phụ thường thấy khi sử dụng thuốc bổ sung hormone.
Thuốc đông y
Thuốc đông y giúp tăng cường nội tiết tố nữ
Điều trị rối loạn nội tiết tố nữ bằng đông y có thể dùng nhiều vị thuốc khác nhau như: Đương quy, hà thủ ô, ích mẫu, ngải cứu, đẳng sâm, trinh nữ hoàng cung, sữa ong chúa,… Những vị thuốc này đều có tác dụng tốt trong việc cải thiện nội tiết tố, ổn định hormone sinh dục, điều hòa kinh nguyệt và cải thiện khả năng sinh sản của chị em. Tuy nhiên, việc đun sắc thuốc khiến nhiều chị em e ngại do không có thời gian.
Thuốc nội tiết tố nữ tốt nhất hiện nay là gì?
Trên thị trường có hàng ngàn loại thuốc nội tiết tố khác nhau, việc đánh giá thuốc nào tốt nhất rất khó bởi nó phụ thuộc vào bệnh tình, thể trạng của mỗi người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thuốc nội tiết tố được đánh giá là tốt và an toàn cần đảm bảo tiêu chí:
- Cân bằng nội tiết, cải thiện các triệu chứng do rối loạn nội tiết như: Da khô, bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt, lãnh cảm, khô hạn,…
- Không làm dư thừa các hormone khi được dung nạp, khiến cơ thể “hiểu lầm” dẫn tới ngừng sản xuất nội tiết tố tự nhiên.
- Không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm.
Một số lưu ý giúp cân bằng nội tiết tố
Mất cân bằng nội tiết tố nếu chỉ uống thuốc thôi thì chưa đủ bởi nó còn bị ảnh hưởng từ các hoạt động, tâm – sinh lý thường ngày. Để giảm thiểu tác động của các vấn đề xã hội đến nội tiết tố, bạn nên:
Tập thể dục đều đặn giúp cân bằng nội tiết tố nữ
- Tập thể dục vừa phải, sắp xếp công việc khoa học, đồng thời có các biện pháp thư giãn, giảm căng thẳng. Hãy thử tập thở sâu và thực hành yoga mỗi ngày.
- Không sử dụng các thiết bị thông minh trước lúc đi ngủ. Đảm bảo không gian tối, tĩnh lặng, nhiệt độ phòng mát mẻ để giấc ngủ ngon hơn.
- Ăn đủ bữa, đủ chất, không kiêng hoàn toàn chất béo. Nếu muốn giữ eo, bạn có thể giảm ăn thịt mỡ nhưng tăng cường chất béo tốt từ cá, các loại hạt,... để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hormone của cơ thể.
- Mua rau, thịt sạch và nên tự chế biến ở nhà thay vì ăn cơm hộp ở ngoài. Nếu có thể, bạn nên tự trồng rau sạch tại nhà.
Bổ sung chất béo từ cá và hạt giúp phòng ngừa rối loạn nội tiết tố
- Nếu thấy thường xuyên bị đau đầu, mất tập trung, kinh nguyệt không đều, tâm trạng thay đổi, da dẻ khô sần, xuất hiện nhiều vết nám, sạm, nhăn, kém mịn màng, mất ngủ, ít ham muốn chuyện vợ chồng, vùng kín khô hạn và đau rát khi quan hệ,... hãy nghĩ đến khả năng nội tiết tố suy giảm. Khi đó, việc bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp cân bằng nội tiết tố là cần thiết. Cho đến nay, có 2 loại nội tiết tố tự nhiên từ thực vật tốt nhất cho sự cân bằng nội tiết tố nữ là isoflavon từ mầm đậu nành và đặc biệt là chiết xuất pregnenolone từ tinh chất củ mài.