Nguyên nhân, dấu hiệu thiếu hụt nội tiết tố nữ và cách khắc phục

Thiếu hụt nội tiết tố nữ là vấn đề mà rất nhiều chị em sẽ gặp khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh/mãn kinh. Vây nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục thiếu hụt nội tiết tố nữ như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Thiếu hụt nội tiết tố nữ (estrogen) là gì?

Thiếu hụt nội tiết tố (thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen) là khi nồng độ hormone estrogen trong máu thấp hơn mức bình thường. Hai chỉ số estrone và estradiol thường được dùng để đánh giá mức độ thiếu hụt hay tăng cao khi xét nghiệm nồng độ máu. 

Nồng độ bình thường của hormone estrogen ở nữ giới được quy định khi hai chỉ số này như sau:

Độ tuổi

Estrone

Estradiol

Bé gái tuổi dậy thì

10-200 pg/mL

Không thể phát hiện được 350 pg/ml

Phụ nữ tiền mãn kinh

17-200 pg/mL

15-350 pg/ml

Phụ nữ sau mãn kinh

7-40 pg/mL

<10 pg/ml

 

Tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen xảy ra khi các chỉ số trên của bạn thấp hơn tương ứng với độ tuổi. Thiếu hụt nội tiết tố nữ xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sắc đẹp của phụ nữ.

Noi-tiet-to-estrogen-suy-giam-theo-do-tuoi-cua-nguoi-phu-nu

Nội tiết tố estrogen suy giảm theo độ tuổi của người phụ nữ

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nội tiết tố nữ

Muốn khắc phục được tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nữ thì trước tiên, bạn nên hiểu rõ về các nguyên nhân gây thiếu hụt nội tiết tố estrogen. Sự suy giảm nội tiết tố có thể gây ra các triệu chứng khác nhau trên cơ thể phụ nữ. Vậy nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt nội tiết tố nữ là gì? 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nồng độ estrogen suy giảm, bao gồm: Suy tuyến yên, đến tuổi tiền mãn kinh/mãn kinh, buồng trứng đa nang, chán ăn, tập thể dục quá sức, ảnh hưởng từ các đợt điều trị hóa trị, mắc hội chứng Turner,... 

Đặc biệt, theo y học cổ truyền, nguyên nhân cốt lõi gây thiếu hụt nội tiết tố nữ là viêm nhiễm phụ khoa, khí huyết kém lưu thông, hệ miễn dịch bị suy giảm. Vì vậy, muốn cải thiện được tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nữ thì cần tác động đến những nguyên nhân cốt lõi này.

>>>Xem thêm: Nguyên nhân viêm âm đạo và cách khắc phục

Triệu chứng của thiếu hụt nội tiết tố nữ

Thiếu hụt hormone estrogen ở nữ giới là hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố, nồng độ estrogen trong cơ thể bị ít và thiếu hụt so với bình thường. Các dấu hiệu thiếu hụt estrogen bao gồm:

Tăng cân quá mức

Tăng cân là triệu chứng khá phổ biến của thời kỳ mãn kinh và điều này gây ngạc nhiên cho nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, vấn đề này lại hoàn toàn dễ hiểu bởi khi buồng trứng ngừng tạo ra estrogen, cơ thể sẽ tăng tốc độ chuyển hóa calo thành chất béo, dẫn đến làm tăng cân.

Da đổ mồ hôi

Nóng bừng là một trong những phàn nàn phổ biến nhất của phụ nữ bị thiếu hụt nội tiết tố nữ. Chúng thường xuất hiện bằng việc đổ mồ hôi quá nhiều và nhịp tim đập nhanh đến đột ngột mà không có lý do hoặc lời giải thích. Những cơn bốc hỏa này thường kéo dài trong khoảng 3-5 phút. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng này làm gián đoạn giấc ngủ, lo lắng và căng thẳng ở phụ nữ.

Boc-hoa-do-mo-hoi-la-dau-hieu-thieu-hut-noi-tiet-to-nu

Bốc hỏa, đổ mồ hôi là dấu hiệu thiếu hụt nội tiết tố nữ

Giảm ham muốn tình dục

Phụ nữ bị giảm mức độ estrogen có thể mất hứng thú với tình dục kèm theo các triệu chứng khô âm đạo khiến việc quan hệ tình dục có thể gây đau đớn, dẫn tới sợ gần gũi và lâu dần không còn ham muốn.

Các dấu hiệu khác

Ngoài ra, thiếu hụt nội tiết tố nữ còn kèm theo một số biểu hiện sau đây:

  • Khi cơ thể thiếu hụt estrogen dẫn tới giảm tổ chức mỡ dưới da, gia tăng sắc tố melanin gây nám, tàn nhang, sạm, đồi mồi. Da không còn giữ được sự đàn hồi, xuất hiện các nếp nhăn và chảy xệ. Khi phụ nữ bước qua tuổi 30, chức năng của buồng trứng bắt đầu suy giảm sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nội tiết tố estrogen. Ngoài ra, những phụ nữ cắt bỏ buồng trứng, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi thì tình trạng này có thể diễn ra sớm hơn, nguy cơ bị nám cao hơn.
  • Sự thay đổi tâm trạng có thể là kết quả của việc mất cân bằng nội tiết tố. Tâm trạng có thể dao động từ cực kỳ phấn khích đến trầm cảm nghiêm trọng. Trí nhớ sẽ trở nên yếu khi các hormone suy giảm.
  • Sự suy giảm estrogen tự nhiên có thể dẫn đến mất ngủ hoặc thức giấc thường xuyên vào ban đêm. 
  • Estrogen không đủ có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu vì chất hóa học trong cơ thể đã thay đổi và bàng quang gặp khó khăn trong việc xử lý vi khuẩn. Tình trạng mất kiểm soát thường xảy ra do nồng độ estrogen giảm gây ra hiện tượng đi tiểu không tự chủ.
  • Rụng tóc thường xuất hiện ở phụ nữ khi bước vào độ tuổi trung niên. Điều này có thể là do nồng độ estrogen suy giảm và cần bổ sung nội tiết tố nữ để duy trì sự phát triển của tóc.

Rung-toc-la-mot-trong-nhung-dau-hieu-thieu-hut-noi-tiet-to-nu

Rụng tóc là một trong những dấu hiệu thiếu hụt nội tiết tố nữ

Cách khắc phục sự thiếu hụt nội tiết tố nữ

Thiếu hụt nội tiết tố nữ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người phụ nữ. Sau đây là một số cách khắc phục và bổ sung nội tiết tố nữ estrogen hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng ngay:

Điều trị thiếu hụt nội tiết tố nữ bằng thuốc

Liệu pháp estrogen là một trong những cách bổ sung nội tiết tố nữ thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng ở tuổi mãn kinh. Những người bị khô âm đạo do thiếu hụt nội tiết tố nữ có thể thoa kem chứa estrogen trực tiếp lên các mô âm đạo để làm giảm các triệu chứng. Họ cũng có thể sử dụng viên nén và vòng estrogen để chữa rối loạn nội tiết tố nữ.

Các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nữ tại nhà

Nội tiết tố nữ estrogen có vai trò rất quan trọng cho sức khỏe phụ nữ. Sự thiếu hụt estrogen khiến cơ thể có nhiều sự thay đổi và ở mỗi độ tuổi lại ảnh hưởng khác nhau. Thiếu hụt nội tiết tố nữ ở người trẻ cũng có thể xuất hiện. Để tăng cường estrogen, chị em nên thay đổi lối sống, ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thường xuyên để phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nữ.

  • Xây dựng một chế độ ăn uống bổ dưỡng và cân bằng, tập thể dục thường xuyên để duy trì trọng lượng cơ thể vừa phải.
  • Vệ sinh cá nhân đúng cách, tránh thụt rửa âm đạo. Hạn chế sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có chứa hóa chất độc hại như thuốc tẩy, xà phòng ở vùng kín.
  • Hạn chế thực phẩm có đường, carbohydrate tinh chế và tránh các yếu tố gây bốc hỏa, chẳng hạn như thức ăn và đồ uống cay, nồng hoặc nóng.
  • Tập yoga, thiền, đi bộ nhẹ nhàng để giảm căng thẳng, mệt mỏi sau mỗi ngày làm việc.
  • Sản phẩm từ thảo dược cũng được rất nhiều chị em quan tâm, đồng thời các chuyên gia khuyến khích nên sử dụng vì chúng an toàn, hiệu quả và lành tính. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều sản phẩm, tiêu biểu trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa những thành phần sau: Isoflavone, pregnenolone, nhàu, thổ phục linh,... Sản phẩm đã được nghiên cứu tại bệnh viện Từ Dũ có tác dụng cân bằng nội tiết tố nữ, hỗ trợ cải thiện tình trạng khô hạn, suy giảm ham muốn ở phụ nữ.

Isoflavone-giup-phu-nu-can-bang-noi-tiet-to-hieu-qua

Isoflavone giúp phụ nữ cân bằng nội tiết tố hiệu quả

Bài viết trên là tổng quan về vấn đề thiếu hụt nội tiết tố nữ mà chị em cần biết. Sự kết hợp các phương pháp trên với sản phẩm thảo dược chứa thành phần isoflavone, pregnenolone,... là lựa chọn tuyệt vời để giúp chị em bổ sung nội tiết tố nữ.

Nếu còn có thắc mắc gì về vấn đề mất cân bằng nội tiết tố nữ, hãy để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới, các chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể hơn cho bạn.

>>>Xem thêm: Cách làm cho phụ nữ ra nhiều nước khi quan hệ

Tài liệu tham khảo:

https://safemenopausesolutions.com/female-hormone-imbalance-symptom/#:~:text=Progesterone%20deficiency%20during%20premenopause%20is%20the%20number%20one,and%20the%20monthly%20production%20of%20natural%20progesterone%20ceases.

https://flo.health/menstrual-cycle/health/symptoms-and-diseases/hormonal-imbalance-in-women

https://gilbertmedspa.com/female-hormone-deficiency-symptoms/

Bình luận

Bài viết nổi bật