Nội tiết tố nữ kém là nỗi lo lắng của rất nhiều chị em. Vậy, dấu hiệu nội tiết tố nữ kém là gì và giải pháp nào giúp cải thiện tình trạng này? Việc sử dụng sản phẩm thảo dược trong trường hợp nội tiết tố nữ kém cho hiệu quả như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Các dấu hiệu nội tiết tố nữ kém mà bạn nên biết
Ông bà ta có câu: “Trai 30 tuổi đang xoan, gái 30 tuổi đã toan về già”, ý chỉ rằng bước qua tuổi 30 là nhan sắc, sức khỏe và cả sinh lý của người phụ nữ đều xuống dốc. Mà căn nguyên của sự xuống dốc này chính là nội tiết tố nữ kém hay rối loạn nội tiết tố. Nội tiết kém là khi nồng độ hormone nội tiết trong cơ thể sản xuất không đủ, dẫn đến sự thiếu hụt. Khi bị thiếu hoặc thừa nội tiết tố nữ, cơ thể sẽ phát ra những tín hiệu riêng để “cảnh báo” chị em về tình trạng hiện tại. Dưới đây là 1 số dấu hiệu nội tiết tố nữ kém giúp chị em nhận biết:
- Khô hạn, giao hợp đau: Estrogen có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết dịch nhầy bôi trơn âm đạo. Nếu nồng độ estrogen quá thấp sẽ gây khô âm đạo, khiến chị em bị đau rát khi quan hệ, không có hoặc giảm ham muốn, khó đạt khoái cảm, ngại ngùng, né tránh chồng. Lâu dần dẫn đến chứng lãnh cảm, sợ yêu, là nguồn cơn khiến gia đình không hạnh phúc.
Nội tiết kém gây khô hạn
- Lão hóa da: Nội tiết tố nữ đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen, giúp duy trì độ đàn hồi cho da bằng cách tạo mô liên kết. Nếu nội tiết tố kém sẽ khiến da dễ bị nhăn nheo, khô, sạm, thiếu sức sống.
- Vóc dáng kém thon thả: Nội tiết tố kém làm vóc dáng chị em trở nên kém thon gọn, vòng 1 không còn săn chắc, thân hình ngấn mỡ, sồ sề, tăng cân mất kiểm soát,... Điều này khiến phái đẹp mất tự tin vào bản thân.
- Sức khỏe suy giảm: Suy giảm nội tiết tố còn làm sức đề kháng của chị em giảm đi đáng kể. Nó không chỉ khiến phụ nữ hay bị ốm vặt mà còn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, tim mạch, ung thư (ung thư vú, ung thư cổ tử cung,…).
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Estrogen là một trong những hormone chính điều khiển chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Estrogen thấp có thể dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thiểu kinh hoặc mãn kinh sớm.
Nội tiết kém gây rối loạn kinh nguyệt
- Vô sinh: Nội tiết tố nữ kém có thể ngăn cản sự rụng trứng và khiến cho việc mang thai trở nên khó khăn, gia tăng nguy cơ vô sinh.
- Bốc hỏa: Hiện tượng này thường xảy ra trong thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh do nồng độ estrogen thấp.
- Trầm cảm: Estrogen được cho là làm tăng serotonin - một chất trong não giúp tinh thần phấn chấn. Sự thiếu hụt estrogen có thể gây giảm serotonin, làm thay đổi tâm trạng hoặc dẫn đến trầm cảm.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu: Tình trạng này có thể xảy ra do suy giảm estrogen làm mô, niêm mạc niệu đạo mỏng dần.
>>> Xem thêm: Rối loạn nội tiết tố gây nám, sạm da nên chữa thế nào?
Khi gặp phải các dấu hiệu nội tiết tố kém thì nên làm gì?
Để khắc phục những dấu hiệu nội tiết tố nữ kém không khó, chúng tôi xin có một vài lời khuyên cho chị em:
- Nên ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3, isoflavone và phytosterol. Ưu tiên sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa như: Giá đỗ xanh, giá đỗ tương, gấc, trà xanh. Nên bổ sung các chế phẩm từ đậu nành như: Sữa, đậu phụ, tàu hũ,...
- Việc uống nước đủ (1,5 - 2 lít nước/ngày) cũng hạn chế đáng kể những triệu chứng nội tiết kém, giảm khô hạn. Nên bớt tối đa các gia vị cay, nóng để giảm cơn bốc hỏa. Có thể dùng vitamin E hàng ngày.
- Tập thể dục đều đặn: Cần thường xuyên tập thể dục để duy trì sự dẻo dai của hệ xương và cơ, giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. Nên dành tối thiểu 60 phút/ngày cho việc rèn luyện thân thể, bằng cách: Đi bộ, bơi lội, tập aerobics,… Các bài tập phù hợp không chỉ tốt cho sức khỏe, làm tăng độ cứng chắc của xương mà còn giúp tinh thần chị em sảng khoái hơn, duy trì được vóc dáng gọn gàng.
- Bổ sung estrogen cho cơ thể: Để khắc phục hiệu quả các triệu chứng nội tiết kém, điều quan trọng nhất, là chị em cần phải bổ sung nội tiết tố nữ estrogen. Tuy nhiên, các sản phẩm bổ sung nội tiết tố trên thị trường hiện nay đều có nguồn gốc tổng hợp, không thân thiện với cơ thể, khó hấp thu và việc sử dụng với liều cao dễ gây tác dụng phụ, điều này cũng gây ức chế ngược, khiến buồng trứng ngừng sản xuất estrogen, tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt, u xơ tử cung,…
>>> Xem thêm: Chị em bị rối loạn nội tiết tố nên ăn gì? TOP 6 loại thực phẩm không nên bỏ qua