Những điều cần biết về xét nghiệm nội tiết tố nữ. CLICK XEM NGAY!

Xét nghiệm nội tiết tố nữ rất cần thiết, giúp bạn biết được hoạt động buồng trứng cũng như chức năng làm việc của noãn có bình thường hay không. Nếu có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi kiểm tra, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ rất cần thiết, giúp bạn biết được hoạt động buồng trứng cũng như chức năng làm việc của noãn có bình thường hay không. Nếu có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi kiểm tra, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. 

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là phương pháp kiểm tra nội tiết tố để đánh giá khả năng sinh sản của nữ giới. Xét nghiệm nội tiết tố nữ đánh giá chỉ số hormon sinh sản, khả năng dự trữ noãn và chu kỳ rụng trứng. Xét nghiệm nội tiết tố nữ sẽ cho biết bạn nên điều chỉnh những gì để hạn chế nguy cơ vô sinh. Ngoài ra, xét nghiệm nội tiết tố nữ còn giúp phát hiện sớm các rối loạn nội tiết để từ đó chị em có phương pháp điều trị kịp thời.

Roi-loan-noi-tiet-to-nu-anh-huong-rat-nhieu-den-cuoc-song-hang-ngay

Rối loạn nội tiết tố nữ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày

Ai nên thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nữ?

Tất cả chị em đều nên làm xét nghiệm nội tiết tố nữ mỗi năm 1 lần để theo dõi sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, bạn được bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm nội tiết tố nữ trong một số trường hợp sau:

  • Bạn bị rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh có thể kéo dài, không đều hoặc mất kinh nguyệt.
  • Nếu bạn khó có thai mặc dù bạn đang ở tuổi sinh sản hoặc nghi ngờ bị đa nang buồng trứng.
  • Khi bạn chưa đến tuổi mãn kinh nhưng bị mất kinh nguyệt hoặc bạn đã đến tuổi sinh sản nhưng chưa có kinh nguyệt.

Kiểm tra nội tiết tố nữ được thực hiện vào ngày nào của chu kỳ kinh?

Không phải ngày nào cũng thực hiện được tất cả các xét nghiệm nội tiết tố nữ mà dựa trên chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người để ấn định thời gian. Vì vậy muốn thực hiện các xét nghiệm này, nhiều khi bạn phải mất 1-2 tuần mới có thể hoàn thành xong.

Xet-nghiem-noi-tiet-to-nu-giup-chi-em-phat-hien-ra-cac-bat-thuong-ve-suc-khoe-sinh-san

Xét nghiệm nội tiết tố nữ giúp chị em phát hiện ra các bất thường về sức khỏe sinh sản

Cụ thể: 

  • Ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của chu kỳ kinh nguyệt: Xét nghiệm được chỉ số FSH (hormone kích thích tạo nang trứng) và LH (hormone sinh dục do tuyến yên tiết ra).
  • Đến ngày thứ 21 của chu kỳ 28 ngày mới xét nghiệm được PRG (progesterone). Còn nếu chu kỳ khác 28 ngày thì chuyên gia sẽ nói rõ ngày nào bạn cần đến làm xét nghiệm.
  • Đối với chỉ số estrogen và testosterone thì bạn chọn ngày nào đến xét nghiệm đều được.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, chuyên gia sẽ biết cơ thể bạn đang thiếu hụt hay gặp rắc rối với loại tiết tố nào, từ đó đưa ra phương pháp phù hợp sao cho ít ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe.

>>>XEM THÊM: Dấu hiệu nội tiết tố kém và giải pháp cải thiện từ thảo dược

Đi xét nghiệm nội tiết tố nữ có cần nhịn ăn không?

Đa số xét nghiệm đều thực hiện bằng phương pháp lấy máu. Tuy nhiên, đối với mỗi xét nghiệm nội tiết tố nữ, bạn không cần phải nhịn ăn hoặc nhịn uống như các xét nghiệm khác. Lưu ý, khi thăm khám và chuẩn bị xét nghiệm, bạn nên thông báo cho chuyên gia biết các loại thuốc hay thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết tố nữ đang dùng. Đặc biệt là các loại thuốc tránh thai, hormone,... vì chúng làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ gồm những gì?

Xét nghiệm nội tiết tố nữ trong máu có thể tiết lộ vô số thông tin quan trọng về sức khỏe của người phụ nữ.

Thông thường, việc xét nghiệm nội tiết tố nữ sẽ bao gồm 7 xét nghiệm chính, gồm các chỉ số: FSH, LH, AMH, prolactin, testosterone và progesterone.

Xét nghiệm LH

LH là hormone được tiết ra ở thùy trước của tuyến yên, có vai trò kích thích các nang trứng sản xuất estradiol, tăng cường bài tiết estrogen và điều khiển quá trình rụng trứng. Xét nghiệm nội tiết tố nữ LH giúp đánh giá khả năng sinh sản của người phụ nữ. Trong trường hợp LH vượt quá ngưỡng bình thường sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt, nguy cơ cao mắc buồng trứng đa nang.

Xét nghiệm FSH

FSH cũng là hormone được tiết ra từ thùy trước của tuyến yên với tác dụng kích thích noãn bào phát triển và kích thích bao noãn tiết estrogen. Bởi vậy, xét nghiệm nội tiết tố FSH giúp kiểm tra khả năng dự trữ và kích thích sản xuất trứng. Nồng độ FSH cao liên quan tới một số bệnh lý về hệ sinh dục như hội chứng buồng trứng đa nang, vô kinh nguyên phát,...

Xét nghiệm AMH

Xét nghiệm AMH có mục đích đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng. Trong trường hợp AMH quá thấp thì khi thụ tinh trong ống nghiệm, cơ thể sẽ khó đáp ứng với thuốc. Còn AMH cao thì bạn có thể mắc chứng quá kích thích buồng trứng và vô sinh.

Cac-chi-so-trong-xet-nghiem-noi-tiet-to-nu

Các chỉ số trong xét nghiệm nội tiết tố nữ

Xét nghiệm prolactin

Prolactin được tiết ra từ tuyến yên với vai trò quan trọng trong quá trình tiết sữa sau sinh, cũng như rất cần thiết cho khả năng duy trì khả năng sinh sản ở phụ nữ. Xét nghiệm nội tiết tố nữ này cho biết khả năng phát triển của trứng và kích thích rụng trứng. Nếu xét nghiệm nội tiết tố nữ này cao thì ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và nguy cơ vô sinh.

Xét nghiệm testosterone

Testosterone là hormone nam giới, tuy nhiên ở nữ giới, nó cũng tồn tại 1 lượng nhất định giúp phát triển hệ cơ, tăng cảm xúc, tăng ham muốn tình dục,... Nếu nồng độ này quá cao thì rất có khả năng người phụ nữ bị buồng trứng đa nang hoặc một số dạng u hiếm gặp.

Xét nghiệm progesterone

Progesterone được sản xuất bởi buồng trứng trong quá trình rụng trứng. Chức năng của nó là giúp chuẩn bị cho tử cung để nhận trứng đã thụ tinh. Vì vậy, xét nghiệm nội tiết tố nữ này để đánh giá xem buồng trứng có sự phóng noãn hay không. Nồng độ progesterone cao để bảo vệ thai nhi, khi quá cao thì gây ra các triệu chứng tiêu cực như khô hạn, giảm ham muốn.

Xét nghiệm E2 (estradiol)

Xét nghiệm estradiol là đo lượng hormone estradiol trong máu, một dạng của estrogen, ở phụ nữ chủ yếu được giải phóng từ buồng trứng và tuyến thượng thận. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tử cung, âm đạo và ống dẫn trứng. Trong trường hợp khi xét nghiệm nội tiết tố nữ mà nồng độ E2 quá cao, bạn có thể bị rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt.

 

Một số chỉ số nội tiết bình thường có thể so sánh

  • Chỉ số bình thường của FSH             (mIU/ml)

Pha nang noãn sớm:                                    0.2-10

Kỳ rụng trứng:                                             10-23

Pha hoàng thể:                                             1,5-9

Thời mãn kinh:                                            30-140

  • Chỉ số bình thường LH                     (mIU/ml)

Pha nang noãn:                                             1-18

Giữa chu kỳ:                                                 24-105

Pha hoàng thể:                                              0,4-20  

Mãn kinh:                                                      15-62

  • Chỉ số bình thường E2                       (pg/ml)

Pha nang noãn:                                             39-189

Giữa chu kỳ:                                                  94-508

Pha hoàng thể:                                              48-309

Mãn kinh:                                                       <50

Nên xét nghiệm nội tiết tố ở bệnh viện nào?

Để đảm bảo độ chính xác và hiệu quả, bạn nên ưu tiên thăm khám ở các bệnh viện lớn, đi đầu về đội ngũ chuyên gia cũng như cơ sở vật chất:

Nen-xet-nghiem-noi-tiet-to-nu-o-cac-benh-vien-lon

Nên xét nghiệm nội tiết tố nữ ở các bệnh viện lớn

 

Tại Hà Nội

  • Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Bệnh viện Nội tiết Trung ương là bệnh viện tuyến cuối về điều trị các vấn đề về nội tiết. Trong đó, khoa nội tiết sinh sản chuyên chẩn đoán, xét nghiệm nội tiết tố nữ và điều trị rối loạn nội tiết tố.

Hiện tại, bệnh viện có 2 cơ sở, bạn có thể đến đến trực tiếp 1 trong 2 địa chỉ để được các bác sĩ ở đây thăm khám và tư vấn:

  • Cơ sở 1: Ngõ 215 đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
  • Cơ sở 2: Số 80 ngách 26 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Là bệnh viện với đội ngũ chuyên gia có chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm, nơi đây địa chỉ tin cậy xét nghiệm nội tiết tố nữ và giúp bạn chữa rối loạn nội tiết tố nữ thành công.

Địa chỉ: 43 Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà Nội.

  • Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Cùng với bệnh viện Phụ Sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà nội là một trong những trung tâm phụ sản lớn của Hà Nội. Để được thăm khám, xét nghiệm nội tiết tố nữ và điều trị, bạn có thể đến địa chỉ 929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội.

Ngoài 3 cơ sở trên, bạn có thể đến: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đại học Y Hà Nội,...

Tại TP Hồ Chí Minh

  • Bệnh viện Từ Dũ

Ngoài nổi tiếng thăm khám vô sinh - Hiếm muộn, nơi đây còn là địa chỉ đáng tin cậy cho những ai muốn xét nghiệm nội tiết tố nữ.

Địa chỉ: 248 Cống Quỳnh - Phạm Ngũ Lão - Quận 1 - TP HCM

  • Bệnh viện Y dược TP HCM

Là bệnh viện lâu đời ở TP HCM, hội tụ nhiều chuyên gia giỏi.

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng - Phường 11 - Quận 5 - TP HCM

Ngoài ra, bạn có thể tới bệnh viện Phụ sản Hùng vương, bệnh viện Phụ sản Mê Kông để xét nghiệm nội tiết tố nữ.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ hết bao nhiêu tiền?

Có lẽ khi làm bất cứ xét nghiệm nào, mọi người đều quan tâm tới giá cả của dịch vụ. Trên thực tế, chi phí tại mỗi bệnh viện và giá cho mỗi xét nghiệm là khác nhau. Bạn có thể tham khảo giá tại các bệnh viện sau đây (cập nhật vào tháng 11/2021).

Giá làm các xét nghiệm nội tiết tố nữ tạ bệnh viện Từ Dũ TP HCM:

 

Loại xét nghiệm

Giá dịch vụ hoặc khám BHYT

Giá dịch vụ theo yêu cầu có hẹn trước giờ

FSH

80,800 đồng

120,000 đồng

LH

80,800 đồng

120,000 đồng

Estradiol

80,800 đồng

120,000 đồng

Progesteron

80,800 đồng

120,000 đồng

Testosterone

95,500 đồng

120,000 đồng

Prolactin

75,400 đồng

120,000 đồng

 

Cách bổ sung nội tiết tố cho cơ thể

Kết quả xét nghiệm sẽ cho bạn biết tình trạng nội tiết tố nữ của mình, từ đó tìm ra giải pháp bổ sung/cân bằng cho phù hợp. Hiện nay, có 2 phương pháp bổ sung mà bạn có thể tham khảo như sau:

Bổ sung bằng liệu pháp hormone

Phương pháp này có tác dụng nhanh, dễ dàng nhận biết được sự thay đổi của cơ thể, thường áp dụng với những trường hợp thiếu hụt hoặc rối loạn nội tiết tố nặng. Do sử dụng nội tiết nguồn gốc từ động vật nên cơ thể không có khả năng đào thải khi dư thừa. Chính vì vậy, khi sử dụng cần có sự tư vấn và theo dõi kỹ càng từ chuyên gia y tế. Đặc biệt, phương pháp này không áp dụng với phụ nữ sau sinh và đang cho con bú, phụ nữ trên 65 tuổi, người mắc bệnh gan, tim mạch. Liệu pháp này còn chống chỉ định với các trường hợp có khối u phụ thuộc estrogen như u vú, u xơ tử cung,...

Bổ sung nội tiết từ thảo dược

Do nội tiết tố từ thảo dược ở dạng tiền chất nên có ưu điểm vượt trội hơn phương pháp bổ sung bằng thuốc đó là bổ sung nội tiết tố cho cơ thể khi thiếu và đào thải khi dư thừa nên không gây ứ đọng. Chính vì vậy, bạn sẽ yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm từ thảo dược chứa các thành phần cao hà thủ ô đỏ, cao đương quy, cao nhàu, cao thổ phục linh, pregnenolone và soy Isoflavones giúp bổ huyết, tăng nội tiết tố nữ, hỗ trợ cải thiện chức năng sinh lý nữ, giúp giảm nguy sạm và nám da.

Trên đây là tất cả các xét nghiệm nội tiết tố nữ mà bạn nên thực hiện để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh rối loạn nội tiết. Đồng thời, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị được hiệu quả. Nếu bạn đang gặp vấn đề về nội tiết tố, suy giảm sinh lý thì hãy để lại comment hoặc số điện thoại để được tư vấn cụ thể nhé! 

Việt Kiều

Tài liệu tham khảo:

https://www.verywellhealth.com/hormone-blood-test-for-women-89722

https://www.healthlabs.com/female-hormone-test-standard

https://www.testing.com/hormone-test/women/

 

Bình luận

Bài viết nổi bật