Bốc hỏa lên mặt - Biểu hiện, nguyên nhân, giải pháp hiệu quả

Bốc hỏa lên mặt gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Cùng tìm hiểu bốc hỏa là gì, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé.

Hiện tượng bốc hỏa lên mặt là gì?

Bốc hỏa lên mặt hay (còn gọi là những cơn bốc hỏa) là hiện tượng da nóng bừng lên một cách nhanh chóng và đột ngột, thường kèm theo toát mồ hôi. Những cơn bốc hỏa thường kéo dài từ 30 giây cho đến 5 phút. Cảm giác nóng khiến phần cổ và mặt đỏ lên, rồi lan nhanh ra cả cơ thể, nhịp tim có thể tăng lên và kèm theo vã mồ hôi. Cơn bốc hỏa cũng có thể xảy ra vào ban đêm khiến bạn có cảm giác nóng bừng, vã mồ hôi và làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

Tình trạng bốc hỏa lên mặt thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi - Thời điểm chị em bước sang giai đoạn tiền mãn kinh. Ở một số người, tuổi tiền mãn kinh có thể xảy ra sớm hơn, thậm chí ở độ tuổi 30. Cơn bốc hỏa xảy ra thường xuyên hơn và liên tục trong 2 năm sau khi phụ nữ đến giai đoạn tiền mãn kinh

Boc-hoa-len-mat-la-noi-lo-cua-nhieu-chi-em-phu-nu

Bốc hỏa lên mặt là nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ

Nguyên nhân gây ra hiện tượng bốc hỏa lên mặt

Hiện tượng bốc hỏa có liên quan đến hoạt động của trung tâm điều nhiệt ở não. Trung tâm điều nhiệt đóng vai trò trong việc sản sinh nhiệt cũng như điều hòa nhiệt độ cơ thể. Trung tâm này chịu tác động của nội tiết tố trong cơ thể.

Bốc hỏa lên mặt do rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới những cơn bốc hỏa lên mặt, bởi nó tác động tới trung tâm điều nhiệt của cơ thể.

Rối loạn nội tiết tố có thể gặp trong nhiều trường hợp:

Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh: Đây là thời điểm nội tiết tố estrogen sụt giảm với tốc độ nhanh và mạnh. Do đó, gây ra một loạt những thay đổi lớn về tâm sinh lý của chị em phụ nữ. Cùng với những cơn bốc hỏa, chị em có thể kèm theo các triệu chứng khác đặc trưng cho thời kỳ tiền mãn kinh như rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, thường xuyên lo lắng, tâm trạng thay đổi thất thường, da khô sạm, tóc dễ gãy rụng,...

Phụ nữ sau sinh: Nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ sau sinh cũng bị giảm mạnh do tập trung tiết prolactin để tạo sữa nuôi em bé, gây mất cân bằng nội tiết tố, vì vậy có thể gặp tình trạng bốc hỏa lên mặt.

Mat-can-bang-noi-tiet-to-la-nguyen-nhan-chu-yeu-gay-ra-tinh-trang-boc-hoa-len-mat

Mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng bốc hỏa lên mặt

Đang sử dụng thuốc hoặc điều trị ung thư

Việc sử dụng một số thuốc có thể gây tình trạng bốc hỏa lên mặt, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị loãng xương, thuốc giảm đau gây nghiện opioid,... Ngoài ra, việc điều trị ung thư bằng hóa trị/xạ trị cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng bốc hỏa lên mặt.

Nguyên nhân gây bốc hỏa lên mặt có thể do mắc bệnh lý về tuyến giáp

Bệnh cường giáp có đặc điểm là cơ thể tăng chuyển hóa quá mức, dẫn tới sinh nhiều nhiệt và gây ra tình trạng bốc hỏa lên đầu và mặt.

Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng có thể gây bốc hỏa lên mặt như nhiễm trùng, tăng huyết áp,... gây tăng thân nhiệt.

Lạm dụng đồ ăn cay nóng và các chất kích thích

Ăn nhiều đồ cay nóng có thể dẫn tới những cơn bốc hỏa. Sử dụng các chất kích thích, bia rượu, cà phê,... gây tăng nhịp tim và thân nhiệt, từ đó có thể dẫn tới tình trạng bốc hỏa lên mặt. 

Phụ nữ thừa cân/béo phì là nguyên nhân gây ra những cơn bốc hỏa lên mặt

Phụ nữ thừa cân, béo phì, ít vận động dễ dẫn tới các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, gây tình trạng bốc hỏa lên mặt. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, vận động kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh giảm 50% nguy cơ gặp tình trạng bốc hỏa lên mặt so với nhóm người ít vận động.

Thường xuyên bị căng thẳng, stress

Tâm trạng lo lắng, thường xuyên bị căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân gây ra những cơn bốc hỏa lên mặt.

Cang-thang,-stress-gay-ra-nhung-con-boc-hoa-o-phu-nu

Căng thẳng, stress gây ra những cơn bốc hỏa ở phụ nữ

Bốc hỏa lên mặt có nguy hiểm không?

Thường xuyên xuất hiện  những cơn bốc hỏa về đêm làm giảm chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tâm trạng của chị em. Chị em thường cảm thấy mệt mỏi, dễ cáu gắt, trí nhớ suy giảm và khó tập trung vào công việc. 

Khoảng 10 - 15% phụ nữ, cơn bốc hỏa gây tác động nghiêm trọng làm gián đoạn chức năng sinh lý của cơ thể, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Khi đó, chị em cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

>>>Xem thêm: Phụ nữ bị bốc hỏa có nguy hiểm không?

Giải pháp làm giảm hiện tượng bốc hỏa lên mặt

Chị em có thể áp dụng các giải pháp dưới đây để giảm hiện tượng bốc hỏa lên mặt một cách an toàn và hiệu quả.

Ăn gì để giảm bốc hỏa lên mặt?

Để giảm hiện tượng bốc hỏa, việc xây dựng một chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng là điều cần thiết. Sau đây là một số loại thực phẩm mà chị em nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để giúp giảm những cơn bốc hỏa lên mặt:

Bổ sung trái cây và rau xanh

Trái cây và rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết, đồng thời cũng cung cấp lượng nước và chất xơ. Vì vậy, ăn trái cây và rau xanh mỗi ngày giúp tăng cường khả năng chuyển hóa và trao đổi chất, làm mát cơ thể, từ đó giảm hiện tượng bốc hỏa lên mặt. Bên cạnh đó, trái cây cũng giúp điều chỉnh tâm trạng và giảm căng thẳng. 

Ăn trái cây và rau xanh theo nguyên tắc 5 màu thực vật (đỏ, vàng/cam, xanh tím, xanh lá, trắng) sẽ giúp bạn cung cấp đa dạng các loại vitamin.

Bo-sung-trai-cay-va-rau-xanh-moi-ngay-giup-lam-giam-hien-tuong-boc-hoa-len-mat

Bổ sung trái cây và rau xanh mỗi ngày giúp làm giảm hiện tượng bốc hỏa lên mặt

Sữa chua

Sữa chua chứa hệ men vi sinh có lợi cho đường ruột, giúp tăng cường hệ tiêu hóa, giảm đầy bụng, khó chịu. Sữa chua cũng giúp giảm căng thẳng, stress, đồng thời có tính mát giúp làm giảm tình trạng bốc hỏa lên mặt.

Đậu tương

Phần lớn hiện tượng bốc hỏa lên mặt xảy ra do rối loạn nội tiết tố. Đậu tương chứa hàm lượng phytoestrogen cao giúp bổ sung estrogen tự nhiên cho cơ thể, vì vậy đặc biệt tốt cho chị em gặp hiện tượng bốc hỏa ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. 

Đồng thời, đậu tương chứa isoflavone, có khả năng chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa quá trình lão hóa của cơ thể.

dau-tuong-chua-phytoestrogen-va-isoflavone-giup-giam-boc-hoa-len-mat 

Đậu tương chứa phytoestrogen và isoflavone giúp giảm bốc hỏa lên mặt 

Táo tàu

Táo tàu giúp bổ máu, an thần, đặc biệt là làm giảm những cơn bốc hỏa về đêm gây gián đoạn giấc ngủ của chị em phụ nữ.

Các loại hạt, ngũ cốc

Các loại hạt, ngũ cốc như hạt chia, hạt lanh, hạnh nhân, hạt hướng dương,... cung cấp chất béo omega-3 tốt cho cơ thể, giúp tinh thần thoải mái. Đồng thời, các loại hạt này cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Vì vậy, chị em nên bổ sung các loại hạt trên vào chế độ ăn hàng ngày để giúp cải thiện tình trạng bốc hỏa lên mặt.

Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp tăng cường trao đổi chất, thanh lọc cơ thể, điều hòa thân nhiệt, từ đó giúp chị em có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần thoải mái. 

Uong-du-nuoc-giup-giam-boc-hoa-len-mat

Uống đủ nước giúp giảm bốc hỏa lên mặt

Tập luyện thể dục

Tập luyện thể dục mang lại nhiều lợi ích như giúp cơ thể dẻo dai, tăng sức đề kháng, cân bằng nội tiết tố, tạo tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, stress, cải thiện chất lượng giấc ngủ,... đồng thời cũng giúp giảm hiện tượng bốc hỏa lên mặt hiệu quả.

Giữ tinh thần thoải mái

Chị em cần chú ý làm việc điều độ, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng, stress. Hãy thoải mái chia sẻ với người bạn đời về tình trạng của mình để nhận được sự cảm thông.

Thảo dược giúp cải thiện hiện tượng bốc hỏa lên mặt

Cùng với việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh, chị em có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm từ thảo dược để giúp cải thiện tình trạng bốc hỏa lên mặt một cách an toàn và hiệu quả nhất. Chị em nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và đã được nghiên cứu lâm sàng. Tiêu biểu trong các sản phẩm thảo dược được nhiều chuyên gia đánh giá cao đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần isoflavone, pregnenolone kết hợp với những loại thảo dược khác. Cụ thể như sau::

  • Pregnenolone chiết xuất từ củ mài đã được chứng minh lâm sàng, khi vào cơ thể có tác dụng như estrogen, giúp cân bằng nội tiết tố, giảm được hiện tượng bốc hỏa lên mặt, đặc biệt ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. 
  • Isoflavone chiết xuất từ mầm đậu nành giúp chống oxy hóa, ngăn cản quá trình lão hóa, kéo dài tuổi xuân cho chị em phụ nữ.
  • Hà thủ ô đỏ, đương quy, quả nhàu, thổ phục linh giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Cu-mai-chua-pregnenolone-giup-lam-giam-tinh-trang-boc-hoa-len-mat

Củ mài chứa pregnenolone giúp làm giảm tình trạng bốc hỏa lên mặt

Phần lớn các cơn bốc hỏa xuất hiện là do mất cân bằng nội tiết tố nữ. Để cải thiện chất lượng cuộc sống, chị em nên kết hợp một chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thêm sản phẩm thảo dược có chứa pregnenolone, isoflavone,... mỗi ngày. 

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết để được chuyên gia giải đáp sớm nhất.

>>>Xem thêm: Cách bổ sung nội tiết tố nữ hiệu quả mà chị em không nên bỏ qua

Link tham khảo:

https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/did-i-just-have-a-hot-flash-im-44#:~:text=Hot%20flashes%20%E2%80%94%20those%20sudden%20surges,menopause%20years

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hot-flashes/symptoms-causes/syc-20352790

https://www.webmd.com/menopause/guide/menopause-hot-flashes

Bình luận

Bài viết nổi bật