Phụ nữ bị bốc hỏa có nguy hiểm không?

Bị bốc hỏa có nguy hiểm không? Là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là các chị em trong độ tuổi tiền mãn kinh/mãn kinh. Để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của tình trạng bốc hỏa thì bạn đừng bỏ qua nội dung bài viết dưới đây.

Bị bốc hỏa có nguy hiểm không?

Bốc hỏa là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh/mãn kinh. Chúng thường bắt đầu bằng cảm giác nóng ở vùng mặt, ngực, sau đó lan ra toàn thân. Cảm giác nóng bừng có thể kéo dài khoảng 4 phút, kèm theo tình trạng đổ mồ hôi, đánh trống ngực, sau đó là lạnh run.

Phu-nu-o-do-tuoi-tien-man-kinh/man-kinh-la-doi-tuong-de-bi-boc-hoa

Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh/mãn kinh là đối tượng dễ bị bốc hỏa

Có rất nhiều chị em thắc mắc: Bị bốc hỏa có nguy hiểm không? Xin được trả lời là tình trạng bốc hỏa có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của chị em. Cụ thể như sau:

  • Khi các cơn bốc hỏa xuất hiện khiến cho cơ thể người phụ nữ nóng bừng và vã mồ hôi. Đối với những người thường xuyên phải giao tiếp sẽ khiến họ mất tự tin vì luôn có cảm giác mặt và bàn tay ẩm ướt.
  • Bốc hỏa khiến cho giấc ngủ của chị em bị gián đoạn, nhiều khi khó ngủ lại được. Thống kê cho thấy, có khoảng 80% phụ nữ bốc hỏa bị mất ngủ kéo dài trong nhiều năm.
  • Người bị bốc hỏa khiến cho tính cách cũng thay đổi theo. Họ thường xuyên nóng giận và cáu gắt một cách vô cớ. Thậm chí, chuyện không có gì cũng khiến họ “nổi đóa” lên.
  • Bốc hỏa khiến cho đời sống vợ chồng cũng bị ảnh hưởng. Người phụ nữ thường ngại gần gũi với chồng, dẫn đến chất lượng tình dục giảm sút.

Phụ nữ bị bốc hỏa do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ như:

Do rối loạn hormone: Nghiên cứu cho thấy, các cơn bốc hỏa xảy ra chủ yếu là do có sự thay đổi hormone nội tiết tố trong thời kỳ tiền mãn kinh/mãn kinh. Khi buồng trứng giảm hoạt động, làm lượng estrogen giảm theo khiến cho các nội tiết tố mất cân bằng và dẫn đến xuất hiện cơn bốc hỏa. Estrogen suy giảm sẽ tác động đến vùng dưới đồi - một phần của não chịu trách nhiệm kiểm soát chu kỳ giấc ngủ, thèm ăn, thân nhiệt và chức năng tình dục, khiến cho vùng này hiểu nhầm là cơ thể đang quá nóng trong người. Ngay lập tức, bộ não sẽ báo động cho cơ thể vận hành cơ chế giải phóng nhiệt. Tim bơm máu nhanh hơn, các mạch máu giãn ra để tăng cường tuần hoàn máu, biểu bì thải mồ hôi để làm mát cơ thể.

Suy-giam-estrogen-gay-boc-hoa-o-phu-nu

Suy giảm estrogen gây bốc hỏa ở phụ nữ

Do một số loại thuốc: Có một số loại thuốc có thể làm cho chị em rơi vào tình trạng bốc hỏa như thuốc giảm đau tramadol, thuốc loãng xương raloxifene, thuốc điều trị ung thư vú tamoxifen,...

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như thừa cân, béo phì, căng thẳng, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, sử dụng các chất kích thích, bệnh tuyến giáp, môi trường làm việc ô nhiễm,... có thể gây ra cơn bốc hở hở phụ nữ.

>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị khô hạn tuổi mãn kinh

Cách giảm nhẹ triệu chứng của bốc hỏa ở phụ nữ?

Tùy vào nguyên nhân bốc hỏa ở phụ nữ mà bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp. Có những phương pháp cải thiện cơn bốc hỏa như sau:

Sử dụng các thuốc tây y

Bạn có thể điều trị hiện tượng bốc hỏa bằng thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai,...

  • Thuốc chống trầm cảm (paroxetine, citalopram, escitalopram,...) có thể giúp giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, bao gồm cả bốc hỏa. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, buổi nôn, buồn ngủ,...
  • Thuốc tránh thai chứa estrogen và progesterone có thể được kê đơn để giúp điều chỉnh hormone và giảm các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm. Các thuốc tránh thai có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi, tăng cân, đau nửa đầu,...
  • Gabapentin là một loại thuốc chống co giật có thể giúp giảm các cơn bốc hỏa. Thuốc gabapentin có thể gây ra những cơn buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi,...

dieu-tri-cac-con-boc-hoa-o-phu-nu-bang-thuoc-tranh-thai

 Điều trị các cơn bốc hỏa ở phụ nữ bằng thuốc tránh thai

Chế độ ăn uống và thói quen hàng ngày

Để hỗ trợ cải thiện các cơn bốc hỏa, chị em có thể áp dụng một số cách sau tại nhà:

  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý và khoa học: Một chế độ ăn lành mạnh, loại bỏ các thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng để hạn chế tình trạng bốc hỏa trở nên nặng hơn. Các đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia, chè,... cũng cần phải loại bỏ ngay khi chị em đang gặp tình trạng bốc hỏa. Vậy ăn gì để giảm bốc hỏa? Bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày các món như rau xanh, hoa quả, bí, rau má,... đặc biệt là đậu nành (sữa đậu nành, mầm đậu nành) - một chất tương tự estrogen trong cơ thể.
  • Luôn giữ cho tình thần được thoải mái: Bạn hãy nghe nhạc, xem phim, ngồi thiền, tập yoga,... để tinh thần cảm thấy thoải mái hơn. Việc điều hòa, giữ tâm lý ổn định là điều cần thiết để hạn chế và cải thiện hiện tượng bốc hỏa ở phụ nữ.
  • Luôn giữ mát cho cơ thể: Từ khi có những dấu hiệu đầu tiên của cơn bốc hỏa, chị em cần phải có biện pháp dập tắt nó - đó chính là làm mát cơ thể. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm có tính hàn, uống nước mát thường xuyên để cải thiện cơn bốc hỏa. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh khi xuất hiện các cơn bốc hỏa để làm dịu cảm giác nóng.
  • Lựa chọn trạng phục mát mẻ: Thay vì lựa chọn các bộ đồ nóng nực thì bạn nên ưu tiên lựa chọn các bộ đồ làm bằng vải cotton hoặc lanh. Việc mặc đồ thoải mái sẽ giúp chị em hạn chế được các cơn bốc hỏa lên đầu, lên mặt.

An-uong-khoa-hoc-co-the-giup-giam-cac-con-boc-hoa-o-phu-nu-tien-man-kinh/man-kinh

Ăn uống khoa học có thể giúp giảm các cơn bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh/mãn kinh

Cải thiện tình trạng bốc hỏa bằng thảo dược

Các biện pháp tại nhà ở trên đều sự cần kiên trì và lâu dài. Còn sử dụng thuốc tây trong thời gian dài cũng để lại một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm có chứa thành phần soy isoflavones (tinh chất đậu nành), pregnenolone và các thảo dược (đương quy, nhàu, hà thủ ô đỏ, thổ phục linh) giúp bổ huyết, tăng nội tiết tố nữ, hỗ trợ cải thiện chức năng sinh lý nữ và tình trạng bốc hỏa; Giúp giảm nguy cơ sạm da, nám da. 

Bài viết trên giải đáp được thắc mắc của chị em về tình trạng “bốc hỏa có nguy hiểm không”. Để tình trạng bốc hỏa cải thiện được hiệu quả và không tái diễn, chị em nên kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần soy isoflavones. Nếu chị em nào đang có băn khoăn gì về vấn đề bốc hỏa, hãy để lại số điện thoại và comment bên dưới để được các chuyên gia tư vấn cụ cho bạn thể hơn.

>>>Xem thêm: 16 cách tăng cường sinh lý nữ an toàn, hiệu quả

Tài liệu tham khảo:

https://www.verywellhealth.com/relieve-hot-flashes-3520830

https://www.verywellhealth.com/hot-flashes-after-menopause-5186916

https://www.healthline.com/health/menopause/hot-flash-causes#lifestyle-changes

Bình luận

Bài viết nổi bật