Rong huyết ở tuổi tiền mãn kinh là tình trạng thường gặp khiến nhiều chị em luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Vậy nguyên nhân gây rong huyết ở tuổi tiền mãn kinh là do đâu? Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp khắc phục tình trạng rong huyết ở tuổi tiền mãn kinh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây rong huyết ở tuổi tiền mãn kinh là gì?
Bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, phụ nữ phải đối mặt với nhiều thay đổi về tâm sinh lý như: Khó ngủ, bốc hỏa, tăng cân, hay cáu gắt, đặc biệt là tình trạng rong huyết (rong kinh),…
Thông thường, 1 chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ sẽ kéo dài từ 28 - 32 ngày và thời gian xuất hiện kinh nguyệt sẽ từ 3 - 5 ngày. Rong huyết (rong kinh) là tình trạng thời gian kinh nguyệt kéo dài hơn chu kỳ bình thường khác (trên 7 ngày) với lượng máu không nhiều.
Nhiều chị em trong độ tuổi tiền mãn kinh gặp phải tình trạng rong huyết
Nguyên nhân gây rong huyết ở tuổi tiền mãn kinh là do sự thiếu hụt estrogen. Trong một chu kỳ kinh nguyệt thông thường, hormone estrogen được tạo ra để kích thích quá trình hình thành niêm mạc tử cung. Khi trứng được giải phóng từ buồng trứng, chúng tạo ra hormone progesterone. Sự tương tác giữa hai hormone này sẽ giúp các chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn. Tuy nhiên, với phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh, đôi khi trứng không được giải phóng từ buồng trứng, mặc dù lượng estrogen vẫn được sản xuất. Điều này nghĩa là cơ thể sẽ không có đủ progesterone để cân bằng ảnh hưởng của estrogen, dẫn đến tình trạng rong huyết.
Ngoài ra, một số yếu tố khác như: Căng thẳng mạn tính, tác dụng phụ của một số loại thuốc, mắc bệnh lý phụ khoa,… cũng có thể gây ra tình trạng rong huyết ở tuổi tiền mãn kinh.
>>> Xem thêm: 7 dấu hiệu tiền mãn kinh sớm mà chị em nên biết
Những ảnh hưởng của tình trạng rong huyết ở tuổi tiền mãn kinh
Tình trạng rong huyết ở tuổi tiền mãn kinh để lại không ít tác động xấu tới sức khỏe của chị em như:
- Làm suy giảm ham muốn: Rong huyết ở tuổi tiền mãn kinh gây ảnh hưởng không nhỏ đến chuyện chăn gối của lứa đôi vì vùng kín ra nhiều khí hư, sậm màu và kèm theo mùi hôi khó chịu khiến chị em mệt mỏi và không muốn gần gũi chồng.
- Gây mệt mỏi: Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh khi bị rong huyết dễ gặp phải tình trạng đau bụng dữ dội, gây mệt mỏi, khó chịu.
- Dễ mắc bệnh phụ khoa: Với những chị em bị rong huyết sẽ phải sử dụng băng vệ sinh liên tục, rất dễ mắc bệnh phụ khoa nếu không thường xuyên thay băng và vệ sinh sạch sẽ vùng kín.
- Ảnh hưởng đến vóc dáng và nhan sắc: Những chị em rong huyết sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng. Bởi lượng máu ra nhiều, kéo dài dễ dẫn đến suy nhược cơ thể, mất ngủ, khiến da xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn, đồi mồi,…
Rong huyết kéo dài ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của chị em
>>> Xem thêm: Hướng dẫn 5 bài tập tăng ham muốn cho nữ giới, giúp “chuyện ấy” thêm phần hoàn hảo
Giải pháp khắc phục tình trạng rong huyết ở tuổi tiền mãn kinh
Chị em trong độ tuổi tiền mãn kinh bị rong huyết có thể tham khảo áp dụng các phương pháp dưới đây để cải thiện:
Tập thể dục thường xuyên
Việc tập thể dục thường xuyên rất tốt cho phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh vì không chỉ giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh mà còn tăng lưu lượng tuần hoàn máu, từ đó giảm hiện tượng rong huyết. Chị em nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe và độ tuổi.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Để có thể hạn chế những rắc rối do triệu chứng tiền mãn kinh nói chung và giảm thiểu tình trạng rong huyết nói riêng thì trong thời kỳ này, chị em cần xây dựng 1 chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cụ thể, nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tăng cường bổ sung một số thực phẩm giúp nâng cao sức khỏe như: Rau xanh và trái cây tươi, các loại vitamin cần thiết, hải sản, trứng, sữa, ngũ cốc, thực phẩm giàu canxi,…
Dinh dưỡng cân bằng giúp cải thiện tình trạng rong huyết
Nghỉ ngơi hợp lý
Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh nên lập thời gian biểu về chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và làm việc phù hợp: Nên ngủ sớm trước 10h tối; Tránh làm việc quá căng thẳng; Ngủ đủ giấc từ 7 - 8 giờ mỗi ngày; Thức dậy trước 6h sáng để tắm nắng giúp tổng hợp lượng vitamin D, tránh nguy cơ gây loãng xương.
Chú ý vệ sinh vùng kín
Vệ sinh vùng kín đúng cách là điều chị em cần đặc biệt quan tâm để đẩy lùi viêm nhiễm vùng kín và giảm hiện tượng rong kinh. Cụ thể:
- Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh, sau đó lau khô, tránh để vùng kín trong tình trạng ẩm ướt.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên sau 3 - 4 giờ sử dụng.
- Vệ sinh với nước ấm và dung dịch vệ sinh dịu nhẹ.
- Giặt đồ lót sạch sẽ và dùng bàn là ở nhiệt độ cao giúp diệt khuẩn.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm
Bổ sung thêm sắt
Phụ nữ bị rong kinh nhiều ngày dễ dẫn đến hiện tượng thiếu máu. Vì vậy, việc bổ sung sắt sẽ giúp chị em cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể. Những thực phẩm chứa nhiều sắt nên bổ sung như: Thịt nạc đỏ, rau củ quả có màu xanh đậm, rau cải xoong, đậu phụ, gan, ngũ cốc,…
>>> Xem thêm: Top 8 loại thực phẩm giúp bổ sung estrogen cực tốt không phải chị em nào cũng biết