Phụ nữ mãn kinh ở tuổi nào?
Thời kỳ mãn kinh thường xảy ra khi chức năng buồng trứng ngừng hoạt động hoàn toàn, cơ thể không còn sản xuất nội tiết tố, làm chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt và khả năng mang thai của phụ nữ. Phụ nữ mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi trung bình từ 45 – 52. Nếu tình trạng này xảy ra trước 40 tuổi sẽ được coi là mãn kinh sớm.
Độ tuổi mãn kinh trung bình ở phụ nữ thường từ 45 - 52 tuổi
Những bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh
Bước vào thời kỳ mãn kinh, cơ thể phụ nữ sẽ có những thay đổi nhất định cả về thể chất lẫn tâm sinh lý. Theo nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mãn kinh thường dễ mắc phải các tình trạng bệnh sau:
Mắc các bệnh phụ khoa
Khi ở độ tuổi mãn kinh, nồng độ nội tiết tố estrogen không còn hoạt động mạnh như trước, kèm theo sự suy giảm hệ miễn dịch khiến chị em dễ mắc các bệnh phụ khoa. Những vấn đề này thường bao gồm: Viêm âm đạo, u xơ tử cung, viêm phần phụ mạn tính, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, đa nang buồng trứng,… Phụ nữ mãn kinh mắc các tình trạng sức khoẻ trên nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.
Gây loãng xương trong thời kỳ mãn kinh
Phụ nữ mãn kinh cũng có nguy cơ cao bị loãng xương do sự suy giảm trầm trọng hormone estrogen. Khi nội tiết tố nữ hạ thấp xuống một mức nào đó có thể ảnh hưởng đến quá trình tạo xương, thay vào đó làm tăng hủy xương, giảm hấp thụ canxi và dẫn đến tình trạng loãng xương. Cuối cùng, xương trở nên yếu và giòn hơn, dễ bị gãy khi có lực tác động từ bên ngoài.
Phụ nữ mãn kinh dễ mắc bệnh loãng xương do sự suy giảm nội tiết tố estrogen
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường hoặc béo phì
Một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp khác ở phụ nữ mãn kinh là bệnh béo phì. Sự mất cân bằng nội tiết tố ở độ tuổi mãn kinh có thể làm thay đổi trọng lượng cơ thể, khiến chị em dễ bị tăng cân không kiểm soát. Hệ lụy tất yếu của tình trạng này là béo phì, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng như tim mạch.
Nguy cơ cao mắc nhiễm trùng đường tiết niệu
Theo nghiên cứu mới đây cho thấy, phụ nữ mãn kinh cũng thường dễ mắc phải tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Ở thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen có xu hướng giảm xuống rõ rệt, điều này khiến cho các mô âm đạo trở nên khô rát và mỏng manh hơn trước, tạo môi trường lý tưởng giúp các vi khuẩn sinh sôi nảy nở, từ đó dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
Suy giảm trí nhớ
Một báo cáo khoa học gần đây cho biết, phụ nữ mãn kinh có nguy cơ cao bị suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, dễ mắc bệnh Alzheimer và trầm cảm. Những vấn đề này thường xảy ra khi nồng độ các hormone sinh dục nữ bị suy giảm trầm trọng, làm ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào thần kinh trong não bộ.
Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ cao bị suy giảm trí nhớ và mắc bệnh Alzheimer
Lão hoá
Khi bước sang độ tuổi mãn kinh, các dấu hiệu lão hoá cũng dần lộ rõ do chức năng của các cơ quan và nồng độ nội tiết tố nữ thay đổi trong cơ thể. Tình trạng lão hoá ở phụ nữ mãn kinh thường có các biểu hiện sau đây:
- Da khô, xuất hiện nhiều nếp nhăn, vết nám, đồi mồi, tàn nhang,…
- Có các triệu chứng như lo lắng, hồi hộp, bốc hoả hoặc ớn lạnh.
- Giảm sinh lý, âm đạo khô rát, ít tiết dịch nhờn và có các dấu hiệu thoái hoá cơ quan sinh dục.
- Làm biến đổi biểu mô của niệu đạo và bàng quang, gây tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát hoặc tái phát nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Tăng tiêu xương, giảm mật độ xương và dễ gây gãy xương khi gặp sang chấn.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Bệnh về răng miệng hoặc mắt
Một số báo cáo khoa học cho thấy, phụ nữ mãn kinh là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh về mắt, chẳng hạn như thoái hoá điểm vàng hoặc đục thuỷ tinh thể. Những vấn đề này xảy ra là do thị lực của nữ giới trở nên kém hơn khi ngày một nhiều tuổi. Mặt khác, phụ nữ mãn kinh cũng thường cảm thấy miệng khô hơn, kèm theo một số nguy cơ về nha chu và răng tăng lên trong giai đoạn này.
Phụ nữ mãn kinh có thể gặp phải vấn đề về mắt như đục thuỷ tinh thể
Suy giảm nội tiết tố, khô và đau rát âm đạo
Một tình trạng khác xảy ra phổ biến ở hầu hết phụ nữ mãn kinh là khô và đau rát âm đạo do suy giảm nội tiết tố. Khi tuổi tác càng lớn, chức năng sản xuất hormone estrogen và progesterone có dấu hiệu giảm rõ rệt, lượng máu đến âm đạo cũng không còn lưu thông hiệu quả như trước, vùng kín trở nên ít tiết dịch bôi trơn và gây cảm giác khô hạn. Nhiều chị em cảm thấy đau rát, thậm chí bị chảy máu âm đạo trong lúc quan hệ do quá “khô cằn”.
>>>Xem thêm: Các dấu hiệu mãn kinh sớm ở nữ giới
Làm thế nào để khắc phục các vấn đề sức khỏe ở phụ nữ mãn kinh?
Những bệnh thường gặp ở phụ nữ mãn kinh có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khoẻ tổng thể của phái đẹp nếu không được giải quyết triệt để. Hiện nay, có nhiều biện pháp hữu ích giúp chị em khắc phục hiệu quả được các vấn đề sức khỏe khi bước vào thời kỳ mãn kinh.
Áp dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT)
Liệu pháp thay thế hormone (HRT) thường được bác sĩ chỉ định thực hiện để điều trị cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, suy giảm nội tiết tố và ngăn ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh. Mức độ hiệu quả của liệu pháp này sẽ phụ thuộc vào sự tiến triển và mức nặng nhẹ của bệnh. Tuy nhiên, phương pháp HRT không phải phù hợp với tất cả phụ nữ, một số người có thể gặp phải phản ứng phụ nghiêm trọng khi áp dụng. Do đó, nếu chị em muốn điều trị các tình trạng của tuổi mãn kinh bằng liệu pháp thay thế hormone, tốt nhất nên trao đổi thật kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa.
Áp dụng liệu pháp hormone giúp khắc phục các tình trạng sức khỏe liên quan đến thời kỳ mãn kinh
Kiểm soát cân nặng hợp lý bằng tập thể dục
Bởi sự suy giảm nồng độ hormone estrogen có thể khiến phụ nữ mãn kinh dễ tăng cân và mắc bệnh béo phì. Để phòng ngừa và cải thiện hiệu quả những vấn đề này, chị em có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý. Bạn có thể xác định trọng lượng cơ thể của mình dựa trên phép tính BMI (chỉ số khối cơ thể). Ngoài ra, duy trì vóc dáng bằng cách tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng các hình thức như yoga, bơi lội, đi bộ, đạp xe, chạy bộ, nhảy dây,… Tập thể dục không chỉ giúp bạn giảm cân hiệu quả mà còn nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa những căn bệnh dễ gặp phải ở phụ nữ mãn kinh.
Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên
Hiện nay, xu hướng dùng sản phẩm thảo dược tự nhiên hỗ trợ cải thiện các vấn đề về sức khỏe của thời kỳ mãn kinh đang đón nhận được nhiều sự quan tâm của phụ nữ. Theo góc nhìn của chuyên gia, liệu pháp từ thảo dược giúp khắc phục hiệu quả và an toàn đối với những chị em bị suy giảm nội tiết tố, khô hạn, thay đổi tâm trạng,… Dẫn đầu trong đó là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có sự kết hợp của tinh chất isoflavone và pregnenolone, cùng nhiều vị thuốc cổ truyền quý khác.
Hỗ trợ khắc phục các vấn đề sức khỏe tuổi mãn kinh bằng sản phẩm chứa isoflavone
Mỗi thành phần trong viên uống thảo dược sẽ đảm nhận vai trò và tác dụng khác nhau, nhưng chung quy đều hướng đến mục tiêu ngăn ngừa và cải thiện các dấu hiệu cũng như bệnh lý tuổi mãn kinh thường gặp, nhờ đó giúp chị em nâng cao chất lượng cuộc sống và khỏe đẹp hơn mỗi ngày. Cụ thể:
- Tinh chất mầm đậu nành (isoflavone): Được chiết xuất từ mầm đậu nành, isoflavone khi bổ sung vào cơ thể sẽ mang lại công dụng điều hoà nội tiết tố, tăng nồng độ estrogen và progesterone, kích thích cơ thể sản sinh chất nhờn âm đạo tốt hơn và giảm đáng kể các triệu chứng khô rát, bốc hỏa về đêm.
- Tinh chất củ mài (pregnenolone): Bổ sung pregnenolone vào cơ thể giúp chị em cải thiện hữu hiệu tình trạng mất cân bằng nội tiết tố. Hơn nữa, tinh chất từ củ mài đắng cũng được chứng minh có khả năng chống oxy hóa, chống viêm nhiễm hiệu quả, giúp phụ nữ mãn kinh nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.
- Một số vị thuốc đông y: Trong viên uống còn có sự góp mặt của nhiều loại thảo dược quý như đương quy, thổ phục linh, quả nhàu và hà thủ ô. Những dược liệu này được sử dụng để chữa rối loạn kinh nguyệt, suy giảm hormone sinh dục và tình trạng mãn kinh ở nữ giới. Phụ nữ mãn kinh có thể sử dụng viên uống chứa các vị thuốc bổ huyết này để tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn đến vùng kín nhằm giải quyết nhanh chóng các triệu chứng khô hạn, đau rát âm đạo khi bước sang tuổi mãn kinh.
Bổ sung viên uống bào chế từ thổ phục linh giúp đẩy lùi hiệu quả các bệnh lý ở tuổi mãn kinh
Với 2 tinh chất và 4 thảo dược quý trong cùng một viên uống giúp phụ nữ mãn kinh phòng ngừa và khắc phục sớm các vấn đề sức khoẻ dễ gặp phải ở độ tuổi này. Hơn nữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa isoflavone và pregnenolone cũng được chuyên gia đánh giá cao về độ lành tính và không gây tác dụng phụ cho người dùng ngay cả khi uống lâu dài.
Một số biện pháp phòng ngừa các bệnh có thể xảy ra ở phụ nữ mãn kinh
Theo khuyến cáo của bác sĩ, phụ nữ mãn kinh nên thực hiện một số biện pháp dưới đây để phòng ngừa các bệnh lý dễ mắc phải trong giai đoạn này, bao gồm:
- Uống khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, giúp cơ thể tăng tuần hoàn máu và ngăn ngừa khô âm đạo.
- Lựa chọn các thực phẩm giúp bổ sung estrogen và giàu vitamin như đậu nành, cá, thịt, rau xanh lá, các loại hạt,…
- Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm đã qua chế biến, đồ chiên rán chứa chất béo chuyển hóa hoặc các chất kích thích (ví dụ bia, rượu, cà phê,…).
- Nâng cao thể chất bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, thiền định, tập yoga hoặc dưỡng sinh,…
- Ngăn ngừa bệnh loãng xương tuổi mãn kinh bằng cách tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D.
- Khám sức khỏe tổng quát định kỳ, ít nhất mỗi năm một lần để phát hiện sớm và điều trị bệnh.
Khám sức khỏe định kỳ giúp phụ nữ phát hiện và điều trị sớm các bệnh trong giai đoạn mãn kinh
Phụ nữ mãn kinh là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản nói riêng và tổng thể nói chung. Để ngăn ngừa và khắc phục hiệu quả những tình trạng này, chị em nên kết hợp thực hiện lối sống lành mạnh và sử dụng sản phẩm thảo dược tự nhiên.
Nếu còn băn khoăn bất kỳ điều gì về những vấn đề liên quan đến thời kỳ mãn kinh, bạn có thể để lại thông tin liên lạc hoặc bình luận bên dưới để được giải đáp.
>>>Xem thêm: Cô bé bị khô hạn khi quan hệ, cần làm gì để khắc phục
Nguồn tham khảo:
https://www.womenshealth.gov/menopause/menopause-and-your-health#
https://www.everydayhealth.com/menopause/health-risks-women-face-after-menopause/