Chứng lãnh cảm ở phụ nữ bắt nguồn từ đâu? Có nguy hiểm không?

Chứng lãnh cảm ở nữ giới thường bắt nguồn từ yếu tố tâm lý, rối loạn hormone, bệnh phụ khoa,... Điều trị sớm tình trạng này sẽ giúp chị em khỏe đẹp và tự tin hơn trong cuộc sống. Cùng tìm hiểu cụ thể chứng lãnh cảm và các biện pháp khắc phục hữu ích qua nội dung sau!

Chứng lãnh cảm ở phụ nữ là gì?

Lãnh cảm ở nữ giới là tình trạng suy giảm nghiêm trọng ham muốn tình dục, khiến nhiều chị em cảm thấy không còn hứng thú, hưng phấn hoặc thậm chí e sợ mỗi khi nhắc đến chuyện chăn gối. Căn bệnh này thường xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ độ tuổi từ 30 trở lên, nhất là những người ở giai đoạn sau sinh, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. 

Bệnh lãnh cảm có ảnh hưởng đáng kể đến tâm sinh lý của phái nữ và khiến đời sống vợ chồng dễ gặp rạn nứt. Một số trường hợp bị lãnh cảm nặng đến mức người phụ nữ không có bất kỳ ham muốn nào nhưng buộc phải “chiều chồng” vì muốn giữ ngọn lửa hạnh phúc gia đình. 

Lanh-cam-o-nu-gioi-la-tinh-trang-suy-giam-ham-muon-tinh-duc

Lãnh cảm ở nữ giới là tình trạng suy giảm ham muốn tình dục

Dấu hiệu lãnh cảm thường gặp ở phụ nữ

Đối với nữ giới, khi mắc chứng lãnh cảm thường có triệu chứng giảm nhu cầu quan hệ tình dục và ít muốn đề cập đến chuyện ấy. Ngoài ra, phụ nữ bị lãnh cảm cũng có một số biểu hiện khác sau: 

  • Khó đạt được cảm xúc thỏa mãn hoặc cực khoái khi quan hệ tình dục. 
  • Không hưng phấn trong quá trình sinh hoạt tình dục. 
  • Vùng kín không có phản ứng tiết dịch bôi trơn và thường bị khô rát trong lúc quan hệ. 
  • Tính khí thay đổi thất thường, cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, bực bội và muốn nhanh chóng kết thúc “cuộc yêu”. 
  • Ngoại hình, vóc dáng và làn da thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, chẳng hạn như sạm da, tăng cân, mỡ bụng hoặc mỡ ở vùng đùi tích tụ nhiều,… 

Nguyên nhân nào dẫn đến chứng lãnh cảm ở nữ giới?

Theo phân tích của giới chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến chứng lãnh cảm ở phụ nữ có thể bắt nguồn từ yếu tố tâm lý, sự rối loạn nội tiết tố, mắc bệnh phụ khoa hoặc thói quen sinh hoạt thường ngày. Cụ thể: 

Do rối loạn tâm lý 

Một trong những lý do hàng đầu khiến nhiều chị em mắc chứng lãnh cảm là sự bất ổn về mặt tâm lý. Những áp lực căng thẳng trong đời sống gia đình cũng như công việc đã vô tình tạo nên sự mệt mỏi và kiệt sức cho người phụ nữ. Thậm chí, điều này còn trở nên nặng nề hơn khi “nửa kia” không quan tâm, thấu hiểu và sẻ chia, lâu dần khiến chị em cảm thấy chán nản và giảm ham muốn nghiêm trọng. 

Ngoài ra, chứng lãnh cảm ở phụ nữ còn xuất phát từ những mâu thuẫn không được giải quyết giữa các cặp đôi. Bên cạnh đó, nhiều chị em cũng nảy sinh ra tâm lý tự ti và mặc cảm về ngoại hình hoặc quá khứ của bản thân, dẫn đến nỗi sợ hãi và ám ảnh khi quan hệ tình dục. 

Roi-loan-tam-ly-la-nguyen-nhan-hang-dau-dan-den-chung-lanh-cam-o-phu-nu

Rối loạn tâm lý là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng lãnh cảm ở phụ nữ

>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục khô hạn ở tuổi 20

Do mắc phải một số bệnh phụ khoa nhất định

Khi mắc các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, viêm cổ tử cung,… có thể gây nhiều khó khăn cho phụ nữ trong chuyện sinh hoạt vợ chồng. Vùng kín bị viêm nhiễm hoặc phát triển khối u ở tử cung hay buồng trứng có thể khiến chị em bị đau rát âm đạo, đau bụng hoặc vùng chậu nghiêm trọng trong lúc quan hệ, lâu dần gây lãnh cảm. 

Do rối loạn nội tiết tố nữ

Chứng lãnh cảm ở phụ nữ cũng liên quan mật thiết đến tình trạng rối loạn nội tiết tố. Khi nồng độ hormone estrogen bị suy giảm, lưu lượng máu đi đến vùng xương chậu cũng giảm thiểu đáng kể, mang lại những tác động tiêu cực đối với chức năng sinh lý của chị em. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng khô âm đạo và giảm ham muốn tình dục ở nữ giới. 

Chung-lanh-cam-o-nu-gioi-co-the-bat-nguon-tu-su-suy-giam-hormone-estrogen 

Chứng lãnh cảm ở nữ giới có thể bắt nguồn từ sự suy giảm hormone estrogen 

Do lối sống thường ngày

Chứng lãnh cảm đôi khi bắt nguồn từ chính thói quen sinh hoạt thường ngày của phụ nữ. Một số sai lầm dẫn đến các triệu chứng lãnh cảm mà chị em dễ mắc phải, bao gồm: 

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách, gây viêm nhiễm phụ khoa. 
  • Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,… làm ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng sinh lý. 
  • Thói quen thức khuya hoặc làm việc quá sức khiến cơ thể suy nhược và mệt mỏi. 
  • Hoạt động tình dục không lành mạnh. 
  • Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, chứng lãnh cảm ở phụ nữ cũng có thể xảy ra do một số yếu tố khác như: Mắc bệnh trầm cảm, tim mạch, điều trị ung thư,...

Phuong-phap-dieu-tri-ung-thu-co-the-gop-phan-dan-den-chung-lanh-cam-o-nu-gioi

Phương pháp điều trị ung thư có thể góp phần dẫn đến chứng lãnh cảm ở nữ giới

Chứng lãnh cảm ở nữ giới có nguy hiểm không?

Bệnh lãnh cảm ở phụ nữ khi không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, bao gồm: 

  • Suy nhược cơ thể, lão hóa nhanh, da sạm khô, xuất hiện nếp nhăn sớm hoặc tóc dễ gãy rụng. 
  • Tâm lý hay thay đổi thất thường, vui buồn lẫn lộn, thường xuyên cáu gắt và có nguy cơ cao bị trầm cảm. 
  • Lãnh cảm dễ dẫn đến các vấn đề về xương khớp và tim mạch. 
  • Ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ vợ chồng và hạnh phúc gia đình. 
  • Làm giảm tuổi thọ của phụ nữ. 

Điều trị chứng lãnh cảm, giúp chị em nâng cao chất lượng cuộc sống

Chứng lãnh cảm sẽ không còn là điều gây phiền muộn cho chị em khi biết cách điều trị đúng hướng. Nhằm giúp phụ nữ mắc chứng lãnh cảm nâng cao chất lượng cuộc sống, các chuyên gia khuyến nghị người mắc cần điều trị từ nguyên nhân gốc rễ, chẳng hạn như tâm lý, rối loạn nội tiết tố hay những yếu tố khác

Điều trị lãnh cảm ở phụ nữ do tâm lý

Đối với những trường hợp mắc chứng lãnh cảm do tác nhân tâm lý gây nên, chị em cần điều chỉnh một số khía cạnh sau đây: 

  • Giữ cho mình suy nghĩ tích cực và lạc quan về cuộc sống.
  • Chia sẻ thẳng thắn với chồng để nhận được sự thấu hiểu, quan tâm, giúp đỡ và động viên trong lúc mệt mỏi nhất. 
  • Dành thời gian hâm nóng tình cảm, chẳng hạn như “gần gũi” trong không gian lãng mạn. 
  • Phụ nữ bị lãnh cảm có thể tĩnh tâm và bớt muộn phiền bằng cách tập yoga, đọc sách, nghe nhạc, tắm nước ấm, chơi với thú cưng,… 

Tam-nuoc-am-giup-chi-em-thu-gian-va-cai-thien-hieu-qua-chung-lanh-cam 

Tắm nước ấm giúp chị em thư giãn và cải thiện hiệu quả chứng lãnh cảm 

Điều trị lãnh cảm do rối loạn nội tiết tố

Nếu chị em bị lãnh cảm do sự mất cân bằng nội tiết tố, phương pháp thay thế bổ sung có thể giúp giải quyết sớm tình trạng này. 

  • Liệu pháp thay thế hormone (HRT): Giúp bổ sung nội tiết tố cho phụ nữ bị suy giảm estrogen do tuổi tác hoặc mãn kinh. 
  • Bổ sung estrogen qua thực phẩm: Phụ nữ mắc lãnh cảm bị thiếu hụt estrogen có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm như đậu nành, hạt lanh, hạt mè, cá hồi, bí đao, súp lơ xanh,… 

Thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn

Đối với chứng lãnh cảm bắt nguồn từ lối sống kém lành mạnh, chị em nên thực hiện một số thay đổi sau đây để cải thiện tình trạng của mình: 

  • Hạn chế lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, đồ chiên rán hoặc nhiều dầu mỡ,…
  • Bổ sung đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể qua chế độ ăn uống thường ngày. Nên chọn thực phẩm như rau xanh, cá, trái cây, sữa, các loại hạt,... để cải thiện tình trạng này.  
  • Tập thể dục mỗi ngày giúp cải thiện sinh lý nữ, thúc đẩy tuần hoàn máu như dưỡng sinh, yoga, đi bộ, chạy bộ, thái cực quyền,…

di-bo-thuong-xuyen-giup-day-lui-nhanh-chong-cac-trieu-chung-lanh-cam 

Đi bộ thường xuyên giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng lãnh cảm 

Lựa chọn sản phẩm thảo dược phù hợp giúp hỗ trợ điều trị chứng lãnh cảm

Bên cạnh những biện pháp được khuyến nghị trên, phụ nữ mắc chứng lãnh cảm cũng có thể đẩy lùi tình trạng này hiệu quả thông qua sử dụng sản phẩm thảo dược. Trên thị trường hiện nay có vô vàn các viên uống thảo dược giúp hỗ trợ điều trị lãnh cảm, tuy nhiên tiêu biểu nhất phải kể đến sản phẩm có chứa isoflavone và pregnenolone kết hợp với các thành phần thảo dược quý khác. 

Với thành phần chính là pregnenolone (tinh chất củ mài) và isoflavone (tinh chất đậu nành), sản phẩm giúp chị em cân bằng nội tiết tố nữ, cải thiện tâm sinh lý, từ đó làm giảm đáng kể các vấn đề sức khỏe do chứng lãnh cảm gây ra. Cụ thể: 

  • Isoflavone: Là một chất thuộc nhóm flavonoid, có tác dụng làm tăng chất dẫn truyền thần kinh serotonin, giúp cải thiện tâm trạng và tăng nhu cầu sinh lý nhờ khả năng điều chỉnh hormone estrogen. Ngoài ra, isoflavone cũng giúp cải thiện triệu chứng khô hạn và giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ mắc lãnh cảm. 
  • Pregnenolone: Chiết xuất củ mài giúp tăng cường nồng độ estrogen cho cơ thể, làm giảm sự mệt mỏi, suy nhược cơ thể và các vấn đề khác do chứng lãnh cảm. 

Ho-tro-dieu-tri-chung-lanh-cam-o-phu-nu-nho-vien-uong-thao-duoc-chua-chiet-xuat-cu-mai-pregnenolone

Hỗ trợ điều trị chứng lãnh cảm ở phụ nữ nhờ viên uống thảo dược chứa chiết xuất củ mài (pregnenolone)

Công dụng hỗ trợ điều trị chứng lãnh cảm của 2 tinh chất trên sẽ được tăng đáng kể khi kết hợp cùng các thảo dược như: Nhàu, đương quy, thổ phục linh và hà thủ ô. Những vị thuốc này nổi tiếng trong đông y với công dụng bổ huyết, tăng cường lưu thông máu đến vùng chậu, giảm các triệu chứng khô hạn và giúp cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ mắc lãnh cảm. 

Cuộc sống chốn “phòng the” của chị em sẽ được thăng hoa khi chứng lãnh cảm được điều trị triệt để. Xác định rõ nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tình trạng này có thể giúp phụ nữ khắc phục hiệu quả. Mọi băn khoăn về chứng lãnh cảm cũng như viên uống thảo dược chứa isoflavone và pregnenolone, bạn vui lòng để lại câu hỏi dưới đây để được giải đáp cụ thể. 

>>>Xem thêm: Phụ nữ bị khô hạn nên ăn gì tốt cho sức khỏe

Tài liệu tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/female-sexual-dysfunction/symptoms-causes/syc-20372549 

https://www.medicinenet.com/frigidity/definition.htm 

https://jamanetwork.com/journals/archneurpsyc/article-abstract/647324 

Bình luận

Bài viết nổi bật