Hormone estrogen là gì?
Estrogen thực chất là một loại hormone sinh sản gồm các hợp chất steroid. Hormone estrogen được sản sinh chủ yếu từ buồng trứng, một số nhỏ được sản xuất tại tuyến thượng thân và các mô mỡ. Nó kích thích sự phát triển chức năng sinh sản, nhu cầu tình dục và quy định các đặc tính riêng ở giới nữ.
Trên thực tế, estrogen chỉ là tên gọi chung của nhóm nội tiết tố nữ gồm 3 thành phần là:
- Estrone (E1): Đây là loại hormone yếu, được tìm thấy duy nhất sau khi phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh. Estrone được lưu trữ tại các mô mỡ và cơ bắp, và chuyển thành estrogen khi cần thiết.
- Estradiol (E2): Đây thực chất là steroid được sản xuất trực tiếp từ buồng trứng nên nó là loại estrogen mạnh nhất. Trong chu kỳ kinh nguyệt, estradiol tăng cao giúp cơ thể giải phóng trứng và làm dày thành tử cung. Từ đó, hỗ trợ trứng được thụ tinh thuận lợi.
- Estriol (E3): Loại estrogen yếu nhất và là sản phẩm thải sau khi cơ thể sử dụng estradiol. Tuy nhiên, estriol lại vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai bởi nó thúc đẩy sự phát triển của tử cung và đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.
Estrogen là hormone quyết định đến sinh lý nữ
Hormone estrogen có tác dụng gì?
Hormone estrogen có tác dụng lên từng cơ quan trên cơ thể phụ nữ như sau:
- Buồng trứng: Estrogen giúp kích thích sự phát triển của các nang trứng.
- Âm đạo: Nhờ có estrogen, cơ quan sinh dục của nữ giới có thể phát triển hoàn thiện. Trong giai đoạn dậy thì, estrogen kích thích niêm mạc âm đạo phát triển, đồng thời cân bằng độ pH ở vùng kín. Ngoài ra, nó còn kích thích tuyến nhờn phát triển để bôi trơn âm đạo.
- Ống dẫn trứng: Estrogen chịu trách nhiệm củng cố độ dày của thành ống dẫn trứng, bên cạnh đó nó còn điều phối các cơn cơ thắt để quá trình vận chuyển trứng và tinh trùng diễn ra thuận lợi hơn.
- Tử cung: Estrogen tác động làm dày lớp lót thành tử cung, tăng kích thước nội mạc tử cung và thúc đẩy tuần hoàn máu, protein và enzyme tại tử cung. Vì thế, tử cung có thể đẩy hết các tế bào chết ra ngoài, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt.
- Cổ tử cung: Hormone này sẽ điều chỉnh dòng chảy và độ dày của dịch tiết. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng gặp trứng.
- Tuyến vú: Estrogen kết hợp với các loại hormone khác để phát triển kích thước tuyến vú. Ngoài ra, nó còn giúp ngừng tiết sữa khi trẻ cai sữa.
- Não: Khi được cung cấp đủ estrogen, chị em sẽ luôn giữ được tinh thần thoải mái, tỉnh táo, lạc quan.
- Da: Estrogen góp phần sản xuất collagen và elastin, là 2 yếu tố quyết định đến sắc tố, độ đàn hồi, độ ẩm của làn da. Ngoài ra, nó còn ngăn chặn melanin phát triển gây sạm, nám.
- Tim và gan: Estrogen làm giảm lượng cholesterol trong huyết tương, từ đó, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như: Đột quỵ, huyết áp cao, xơ vữa động mạch,...
- Xương: Estrogen là yếu tố quan trọng kết nối ion canxi giúp xương chắc khỏe và tăng cường tuổi thọ cho xương.
Hormone estrogen làm dày thành tử cung
Nồng độ estrogen bao nhiêu là đủ?
Trong suốt cuộc đời, cơ thể của người phụ nữ có thể sản sinh trung bình 80mcg hormone estrogen. Tuy nhiên, ở mỗi thời điểm cụ thể, lượng estrogen trong cơ thể có sự thay đổi khác nhau:
- Định lượng estrogen ở pha nang noãn là: 39 - 189 pg/ml.
- Định lượng estrogen ở giữa chu kỳ kinh nguyệt là: 94 - 508 pg/ml.
- Định lượng estrogen ở pha hoàng thể là: 48 - 309 pg/ml.
- Định lượng estrogen ở thời kỳ mãn kinh là: < 50 pg/ml.
Thừa estrogen có gì đáng lo ngại?
Dư thừa estrogen thường bắt nguồn từ việc chị em lạm dụng các loại thuốc tránh thai. Nếu nồng độ estrogen trong cơ thể quá cao, chị em có thể đối mặt với các vấn đề như:
- Không có kinh nguyệt trong thời gian nhiều hơn 3 tháng.
- Xuất hiện các u trong nang buồng trứng hoặc tuyến thượng thận.
- Dễ mắc các bệnh u gan, xơ gan, u vú lành tính.
- Làm thay đổi ngoại hình nữ giới như thừa cân, béo phì, rụng tóc.
Thừa estrogen có thể gây vô kinh ở phụ nữ
>>>Xem thêm: Mãn kinh sởm phụ nữ có thực sự lo ngại như bạn nghĩ?
Suy giảm estrogen có nguy hiểm không?
Nhìn chung, vấn đề thiếu hụt estrogen ở nữ giới thường phổ biến hơn. Nếu không bổ sung estrogen hợp lý, chị em có thể phải đối mặt với các nguy cơ như:
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt (kinh nguyệt lúc đến sớm, lúc đến muộn).
- Việc rụng trứng bị gián đoạn khiến phụ nữ khó thụ thai.
- Mang lại cảm giác khô âm đạo, đau rát khi quan hệ tình dục.
- Ức chế chất serotonin trong não gây trầm cảm ở nữ giới.
- Suy giảm hormone estrogen khiến da dẻ nhăn nheo, sạm nám, tóc đổi màu và dễ gãy rụng.
- Làm mỏng mô âm đạo gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Ở phụ nữ có thai, thiếu hụt estrogen có thể gây sảy thai và nhiễm độc thai nhi.
Cải thiện suy giảm hormone estrogen bằng cách nào?
Duy trì hormone estrogen ở mức bình thường là vô cùng cần thiết. Nếu lượng estrogen trong cơ thể quá ít, chị em nên bổ sung bằng những cách sau:
Liệu pháp thay thế hormone
Liệu pháp thay thế hormone thường được áp dụng nhằm giảm bớt các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh. Đây cũng là phương pháp giúp cân bằng nội tiết tố, được cung cấp dưới dạng estrogen hoặc kết hợp cả estrogen và progestin. Liệu pháp này có sẵn dưới dạng thuốc viên, miếng dán, kem bôi da, thuốc tiêm và viên đặt âm đạo.
Tuy nhiên, liệu pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Đầy hơi, đau đầu, đau nhức vú, buồn nôn và tâm trạng lâng lâng.
Liệu pháp thay thế hormone được sử dụng để cân bằng lượng estrogen
Các biện pháp khắc phục suy giảm estrogen tại nhà
Nếu các triệu chứng do thiếu hụt estrogen không quá nặng, chị em có thể cải thiện tình trạng này bằng cách cân bằng chế độ ăn uống. Chị em nên thêm vào thực đơn hàng ngày các món như: Hạt lanh, thịt đỏ, hải sản, hoa quả chứa vitamin C,... Các thực phẩm này đều có khả năng chống khô hạn và kích thích cơ thể sản sinh estrogen.
Để nhanh chóng cân bằng lượng estrogen trong cơ thể, chị em nên duy trì một cân nặng hợp lý bằng cách vận động thể chất. Ngoài ra, thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi cũng là cách hạn chế cơ thể tiêu hao estrogen.
Sử dụng thực phẩm giàu phytoestrogen là cách bổ sung estrogen hiệu quả
Viên uống thảo dược giúp chị em cải thiện hiệu quả thiếu hụt estrogen
Ngoài việc áp dụng các biện pháp tại nhà như đã nêu trên, hiện nay xu hướng sử dụng các sản phẩm từ thảo dược đang ngày càng gia tăng bởi chúng đem lại hiệu quả và an toàn cho người sử dụng. Viên uống thảo dược được các chuyên gia hàng đầu khuyến khích chị em nên sử dụng là thực phẩm thảo dược chứa thành phần isoflavone, pregnenolone, nhàu, đương quy,..Nhờ các thành phần quý hiếm trên, viên uống thảo dược đã được các bác sĩ tại bệnh viện Từ Dũ nghiên cứu và chứng minh có tác dụng cân bằng nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt, tăng cường sinh lý cho nữ giới. Không những vậy, viên uống cũng rất được ưa chuộng chính bởi 2 thành phần isoflavone và pregnenolone:
- Isoflavone được chiết xuất từ mầm đậu nành khi đi vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh nội tiết tố estrogen một cách an toàn, giảm nhanh tình trạng khô âm đạo.
- Pregnenolone có vai trò đẩy mạnh quá trình sản xuất hormone progesterone và estrogen. Hormone estrogen và progesterone khi kết hợp với nhau sẽ thúc đẩy chức năng sinh lý nữ, tạo khoái cảm và nâng cao ham muốn tình dục ở nữ giới.
Thổ phục linh là thành phần quan trọng trong viên uống thảo dược chữa
thiếu hụt estrogen
Hơn nữa, sản phẩm còn được biết đến với tác dụng cải thiện nhan sắc, chống oxy hóa, hỗ trợ giảm các triệu chứng tiền mãn kinh như: Mất ngủ, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm,...
Estrogen có vai trò quyết định tuổi xuân của phụ nữ. Để hormone estrogen luôn dồi dào, chị em nên tập luyện thể dục mỗi ngày, xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và sử dụng viên uống thảo dược chứa thành phần isoflavone và pregnenolone.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, chị em vui lòng để lại số điện thoại hoặc bình luận dưới bài viết để được các chuyên gia tư vấn chi tiết nhé!
>>>Xem thêm: Cách bổ sung nội tiết tố nữ mà chị em không nên bỏ qua
Tài liệu tham khảo
https://www.verywellhealth.com/what-is-estrogen-and-what-does-it-do-to-my-body-4142677