Progesterone và những điều chị em cần biết!

Để duy trì sức khỏe và sắc đẹp, chị em không thể nào thiếu được hormone progesterone. Tuy nhiên, nồng độ progesterone cũng rất dễ bị biến động do ảnh hưởng của thời gian, tâm lý, bệnh lý,... Nếu còn thắc mắc về vai trò và cách phòng ngừa rối loạn progesterone, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Progesterone là gì? 

Progesterone là một trong những nội tiết tố đặc trưng của nữ giới khi bắt đầu có kinh nguyệt. Loại hormone này được sản xuất ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt bởi buồng trứng và trong nhau thai ở phụ nữ đang mang thai. Một số ít progesterone còn được sản xuất ở tuyến thượng thận. 

Nồng độ hormone progesterone trong cơ thể không ổn định mà có sự thay đổi theo từng giai đoạn, tác động trực tiếp đến các hoạt động của cơ thể và tử cung. 

Hormone-progesterone-dong-vai-tro-rat-quan-trong-doi-voi-suc-khoe-sinh-san-cua-phu-nu 

Hormone progesterone đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ 

Progesterone có tác dụng gì? 

Hormone progesterone đóng vai trò vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến hoạt động của cơ thể và tử cung. Cụ thể: 

- Điều hòa kinh nguyệt: Estrogen và progesterone giúp hình thành nên chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Progesterone giữ vai trò trong nửa cuối kỳ kinh nguyệt. Progesterone còn có khả năng giữ ấm cho cơ thể trong giai đoạn “đèn đỏ”. 

- Tạo dịch nhầy ở cổ tử cung và âm đạo: Progesterone sẽ kích thích cơ thể sản sinh dịch nhầy bao phủ lấy thành âm đạo và cổ tử cung. Từ đó ngăn vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa và tuyến giáp. 

- Kích thích tuyến vú phát triển: Bắt đầu từ tuần thứ 6 của thai kỳ đến khi sinh em bé, bầu ngực của người mẹ sẽ tăng về kích cỡ và tuyến sữa cũng phát triển. Điều này nhờ hormone progesterone giúp tuyến vú phát triển toàn diện, các ống sữa dài ra và phân nhánh, các mạch máu tăng sinh. 

- Bảo vệ thai nhi: Khi phụ nữ mang thai, progesterone được sinh ra ở nhau thai có nhiệm vụ giúp glycogen trong niêm mạc tử cung đảm bảo dưỡng chất cho thai nhi. Nồng độ progesterone được suy trì ở mức khá cao trong suốt thời gian thai kỳ giúp các bà mẹ hạn chế tình trạng sinh non. Progesterone còn có tác dụng bảo vệ thai nhi khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. 

Progesterone-lam-day-thanh-tu-cung-de-bao-boc-lay-thai-nhi

Progesterone làm dày thành tử cung để bao bọc lấy thai nhi

Nồng độ progesterone bình thường là bao nhiêu? 

Tùy vào thể trạng, giới tính, chu kỳ kinh nguyệt và tình trạng mang thai hay không mà mỗi người sẽ có chỉ số progesterone khác nhau. Nồng độ progesterone cao hay thấp bất thường có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của các vấn đề sức khỏe. Thông thường, chỉ số progesterone sẽ dao động ở các mức sau: 

- Phụ nữ mãn kinh/ở đầu chu kỳ kinh nguyệt: 1 ng/mL hoặc thấp hơn.

- Phụ nữ ở giữa chu kỳ kinh nguyệt: 5 - 20 ng/mL.

- Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tiên: 11,2 - 90 ng/mL. 

- Phụ nữ mang thai trong 3 tháng giữa:  25,6 - 89,4 ng/mL. 

- Phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối: 48,4 - 42,5 ng/mL. 

Nồng độ progesterone cao có nguy hiểm không?

Progesterone cao thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi bào thai phát triển, nồng độ progesterone cũng tăng lên nhanh chóng. 

Nếu gặp phải tình trạng progesterone cao, cơ thể của chị em sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Lo lắng, đầy hơi, tức ngực, trầm cảm, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục,... Với những chị em chưa có thai, biểu hiện đặc trưng của progesterone tăng cao là: Nóng người, tăng cân, nhức đầu, mụn trứng cá, da dầu,... 

Hormone-progesterone-tang-cao-keo-theo-su-xuat-hien-cua-mun-trung-ca 

Hormone progesterone tăng cao kéo theo sự xuất hiện của mụn trứng cá 

>>>Xem thêm: Chứng lãnh cảm ở phụ nữ bắt nguồn từ đâu? Có nguy hiểm không?

Nồng độ hormone progesterone thấp có gì đáng lo ngại? 

Progesterone rất quan trọng đối với phụ nữ. Bởi vậy, chị em nên chú ý đến nồng độ hormone này để đảm bảo sức khỏe sinh sản, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai. Nếu cơ thể phụ nữ bị thiếu hụt progesterone sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng: 

- Rối loạn kinh nguyệt: Estrogen và progesterone ảnh hưởng trực tiếp đến kinh nguyệt của phụ nữ. Mất cân bằng progesterone sẽ gây ra rối loạn kinh nguyệt, vô kinh. 

- Ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi: Lượng progesterone không đủ khiến niêm mạc tử cung không đủ để bao bọc lấy em bé sẽ gây ra các hậu quả như: Sinh non, sảy thai, chửa ngoài tử cung, lưu thai,... 

- Làm giảm chức năng sinh lý nữ: Làm giảm chức năng sinh lý nữ, gây stress, trầm cảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp, u xơ tử cung, ung thư tử cung,...

Ung-thu-tu-cung-la-hau-qua-do-thieu-hut-progesterone

Ung thư tử cung là hậu quả do thiếu hụt progesterone

Hormone progesterone suy giảm - Phải làm sao?

Hormone progesterone rất dễ bị rối loạn. Nếu nghi ngờ bản thân gặp phải tình trạng này, chị em nên đến các cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị. Bác sĩ có thể chỉ định cho chị em một số phương pháp cải thiện progesterone thấp như sau: 

Sử dụng liệu pháp hormone thay thế 

Y học phát triển kéo theo liệu pháp hormone thay thế trở nên phổ biến. Đây là phương pháp bổ sung nội tiết tố từ bên ngoài nhằm bù đắp lượng progesterone bị thiếu hụt bên trong cơ thể. Qua đó, hỗ trợ làm dày niêm mạc tử cung, cải thiện khô hạn giảm ham muốn và tăng khả năng thụ thai. Liệu pháp này thường được tiến hành dưới dạng thuốc đặt, dạng uống, kem và gel. 

Tuy nhiên, lạm dụng hormone thay thế có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Đột quỵ, đau tim, ung thư vú,... 

Lieu-phap-thay-the-hormone-giup-bo-sung-luong-progesterone-trong-co-the

Liệu pháp thay thế hormone giúp bổ sung lượng progesterone trong cơ thể

Chú trọng cân bằng dinh dưỡng 

Suy giảm progesterone sẽ được cải thiện đáng kể nếu chị em duy trì một chế độ ăn dinh dưỡng kết hợp một số thói quen sống lành mạnh. Chị em nên bổ sung các loại thực phẩm có khả năng thúc đẩy quá trình tổng hợp progesterone trong cơ thể như: Các loại đậu, súp lơ xanh, bông cải trắng, bí đỏ, ngũ cốc, chuối, quả óc chó,... 

Ngoài ra, chị em cũng nên hạn chế lạm dụng chất kích thích và các loại đồ ăn nhanh. Theo thống kê y tế gần đây cho biết, phụ nữ nghiện thuốc lá có nguy cơ suy giảm progesterone cao hơn người bình thường đến 75%. 

Rèn luyện thói quen sinh hoạt lành mạnh 

Thực tế, rèn luyện thể thao là biện pháp phổ biến nhất để giảm thiểu căng thẳng và duy trì cân nặng lý tưởng. Chị em nên lựa chọn các môn thể thao phù hợp với thể chất của bản thân như: Đạp xe, thiền, yoga,... Tuy nhiên, ép bản thân vận động với cường độ quá mức sẽ kích thích cơ thể sản sinh cortisol gây ức chế progesterone. 

Tap-the-duc-se-giup-phu-nu-kiem-soat-luong-progesterone-trong-co-the

Tập thể dục sẽ giúp phụ nữ kiểm soát lượng progesterone trong cơ thể

Viên uống thảo dược giúp cải thiện và phòng ngừa suy giảm progesterone

Để cải thiện hiệu quả tình trạng suy giảm progesterone, chị em nên kết hợp các phương pháp trên với sử dụng viên uống thảo dược mỗi ngày. Trải qua nhiều năm nghiên cứu, các bác sĩ tại bệnh viện Từ Dũ đã chứng minh sản phẩm này có tác dụng rất tốt trong việc cân bằng nội tiết tố nữ, tăng cường nồng độ hormone progesterone trong cơ thể. Từ đó, đẩy lùi tình trạng khô hạn, bốc hỏa, đổ mồ hôi, giảm ham muốn. Sản phẩm có được tác dụng vượt trội nhờ vào các thành phần quý như: 

- Isoflavone chiết xuất từ mầm đậu nành giúp bổ sung nội tiết tố estrogen. Progesterone chiết xuất từ củ mài có khả năng kích thích cơ thể sản sinh hormone sinh dục progesterone, testosterone và estrogen. 

- Đương quy, nhàu, hà thủ ô, thổ phục linh có tác dụng bổ máu, thông kinh, chống viêm, kích thích tạo hồng cầu, điều hòa khí huyết, tăng cường miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cải thiện các cơn đau đầu, mất ngủ do thiếu hụt progesterone gây nên. 

Nhờ những tác dụng trên, viên uống thảo dược cũng phù hợp với phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. 

Hormone progesterone đóng vai trò rất lớn với sức khỏe của nữ giới. Để điều hòa nội tiết tố, chị em nên duy trì lối sống lành mạnh và kết hợp sử dụng viên uống thảo dược có chứa thành phần isoflavone và pregnenolone mỗi ngày. 

Nếu có câu hỏi nào về nội tiết tố, vui lòng để lại bình luận hoặc số điện thoại bên dưới để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn cho bạn nhé!

>>>Xem thêm: Cách làm cho phụ nữ ra nhiều nước khi quan hệ

Tài liệu tham khảo 

https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-760/progesterone

https://www.healthywomen.org/your-health/progesterone/treatment

https://www.drugs.com/progesterone.html

Bình luận

Bài viết nổi bật